Chủ nhật 03/11/2024 05:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hiện trạng ngổn ngang tại dự án công viên hơn 600 tỷ đồng ở Thanh Hóa

09:43 | 03/04/2024

(Xây dựng) - Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án Công viên nước Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa mới đây trở thành tâm điểm dư luận, khi công trình tồn tại nhiều hố nước sâu, khiến một nam sinh lớp 7 tử vong sau khi xuống tắm.

Hiện trạng ngổn ngang tại dự án công viên hơn 600 tỷ đồng ở Thanh Hóa
Dự án Công viên nước Đông Hương, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa.

Sự việc xảy ra vào khoảng 14h ngày 27/3, một nhóm khoảng 15 học sinh ra hồ nước tại dự án Công viên nước Đông Hương chơi. Có 2 học sinh xuống hồ tắm, một em bị đuối nước. Nạn nhân được xác định là em N.H.H. (13 tuổi, học sinh lớp 7, trú đường Hàm Nghi, phường Đông Hương).

Theo quan sát của phóng viên, thời điểm trên, tại công trình nhiều hạng mục đã được thi công nham nhở, tuy nhiên không có bất cứ hoạt động xây dựng nào. Khu vực thi công lòng hồ không có rào chắn, chỉ có một số biển cảnh báo mới được đơn vị thi công cắm sau khi nam sinh lớp 7 bị đuối nước.

Phía trước công viên cỏ cây mọc um tùm, là nơi chứa vật liệu xây dựng thải, cùng các đồ dùng người dân vứt bỏ. Phía trong, khu vực lòng hồ rộng hơn 6ha đang thi công dở dang, hồ được đào, múc nham nhở tạo thành các bờ vách dựng đứng, có vị trí cao tới 2m, nước sâu, tạo thành “bẫy” đuối nước.

Một người dân sống cạnh công viên cho biết, đơn vị thi công lòng hồ múc đất, cát đưa lên bờ tạo thành những hố sâu. Vào ngày nghỉ, người dân ra hồ câu cá rất nhiều, ngày nào cũng có các cháu học sinh ra chơi, xuống hồ tắm. Tuy nhiên, không có bảo vệ trông coi cũng như không có rào chắn nên mọi người, nhất là các cháu nhỏ thoải mái ra vào... và sự việc đau lòng đã xảy ra vào chiều ngày 27/3, cướp đi mạng sống của một học sinh lớp 7.

Dự án thi công được một thời gian rồi dừng hẳn, người dân mong muốn chủ đầu tư, nhà thầu cần tăng cường giám sát, bảo vệ, lắp đặt rào chắn, biển báo, cũng như hoàn thành sớm công viên để người dân có nơi vui chơi, thể dục, cũng như tránh xảy ra những tai nạn thương tâm như vừa qua.

Hiện trạng ngổn ngang tại dự án công viên hơn 600 tỷ đồng ở Thanh Hóa
Hiện trạng ngổn ngang tại dự án công viên hơn 600 tỷ đồng ở Thanh Hóa
Tại công trình nhiều hạng mục đã được thi công nham nhở, tuy nhiên không có bất cứ hoạt động xây dựng nào.

Thông tin từ UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, dự án Công viên nước Đông Hương chậm tiến độ là do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Cuối năm 2023, 9 hộ nằm trong khuôn viên dự án mới giải phóng xong. Cùng với đó, thành phố yêu cầu đơn vị thi công tăng cường công tác bảo vệ, rào chắn để đảm bảo an toàn.

Được biết, tai nạn liên quan đến công tác thi công công trình không phải hiếm gặp ở nước ta. Mới đây, Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ việc một học sinh lớp 6 ở xã Cam Thủy tử vong tại hố công trình cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (vụ việc xảy ra ngày 28/10/2023).

Thời điểm xảy ra vụ việc, vị trí hố công trình nơi đang thi công cống hộp băng qua cao tốc không có biển cảnh báo và rào chắn. Công trình này do Công ty Cổ phần giao thông số 1, địa chỉ tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang thi công. Theo thông tin ban đầu, vị trí hố công trình nơi đang thi công cống hộp băng qua cao tốc không có biển cảnh báo và rào chắn.

Theo tìm hiểu, dự án Công viên nước Đông Hương có tổng mức đầu tư dự án lên đến hơn 600 tỷ đồng, được thực hiện trên khu đất rộng gần 20ha tại phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa. Trong đó, đất xây dựng lòng hồ là hơn 6ha, đất tái định cư 1,1ha, đất ở thương mại là 3,34ha, còn lại là đất giao thông, cây xanh… Tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước là 5,7 tỷ đồng.

Tháng 12/2015, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định số 5306 về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất Công viên nước Đông Hương. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ làm chủ đầu tư dự án.

Ngày 05/12/2017, UBND tỉnh Thanh Hoá có Công văn số 245/TB-UBND thông báo kết luận của ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về các dự án vi phạm Luật Đất đai 2013. Trong danh sách các dự án vi phạm có Dự án Công viên nước Đông Hương.

Phải tới ngày 18/6/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa mới có quyết định giao đất đợt 1 là gần 14ha cho chủ đầu tư thực hiện dự án. Tháng 3/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các Sở Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, UBND TP Thanh Hóa và các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân chậm trễ trong việc xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, chậm trễ trong việc bàn giao đất trên thực địa theo quy định, chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu làm rõ tính pháp lý khi liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ sử dụng đất, đầu tư xây dựng công trình dự án trong khi chưa được bàn giao đất, làm rõ trách nhiệm của đơn vị, cá nhân liên quan.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load