Thứ hai 09/09/2024 19:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hải Phòng: Tổ chức bộ máy chính quyền phù hợp với đặc thù đô thị

08:05 | 07/08/2024

(Xây dựng) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền thành phố Hải Phòng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong giai đoạn tới.

Hải Phòng: Tổ chức bộ máy chính quyền phù hợp với đặc thù đô thị
Tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo cho các quyết định quản lý hành chính của chính quyền thành phố được triển khai đến chính quyền cơ sở, người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác.

Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I cấp quốc gia, là thành phố cảng, trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, kết nối các tuyến giao thông hàng hải quốc tế; nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Sau 04 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế thành phố được phát triển toàn diện, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng chuyển dịch theo đúng định hướng.

Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị của thành phố thường xuyên được sắp xếp, kiện toàn, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ từng bước được nâng lên. Tổ chức chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố Hải Phòng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng và lợi thế của thành phố. Trong mô hình quản lý hiện nay phát sinh một số vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực quản lý, đặc biệt là các vướng mắc phát sinh từ sự phối hợp chưa đồng bộ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

Thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị và quá trình phát triển của thành phố Hải Phòng thời gian quan còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Một trong những nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc là do mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của việc quản lý một đô thị lớn.

Để đáp ứng với nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở đô thị đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy chính quyền phù hợp với đặc thù đô thị. Tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo cho các quyết định quản lý hành chính của chính quyền thành phố được triển khai đến chính quyền cơ sở, đến người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đồng bộ, hạn chế việc dừng lại ở các cấp trung gian.

Vì vậy, để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền thành phố Hải Phòng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong giai đoạn tới, cần thiết xây dựng Nghị quyết để thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, tạo điều kiện cho thành phố phát triển, khắc phục những khó khăn, vướng mắc của tổ chức chính quyền thành phố hiện nay.

Tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng tinh gọn hợp lý

Mục tiêu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng nhằm tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại thành phố Hải Phòng tinh gọn hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Đảng và bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính minh bạch trong quản lý của chính quyền thành phố; huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững của thành phố; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng được xây dựng trên các quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc sau:

Bảo đảm tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và tính hệ thống của pháp luật; phù hợp với Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia k‎ý kết.

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với chính quyền địa phương của thành phố Hải Phòng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Tổ chức chính quyền đô thị ở thành phố Hải Phòng phải bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt, hiệu quả. Tổ chức chính quyền đô thị ở thành phố Hải Phòng phải gắn với một số cơ chế, chính sách phù hợp, thực sự cần thiết đảm bảo sự vận hành của mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố.

Đẩy mạnh phân cấp, tăng tính tự chủ, tăng trách nhiệm của chính quyền thành phố Hải Phòng, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp của thành phố. Việc ban hành các chính sách mới phải được đồng thuận của người dân và doanh nghiệp; bảo đảm sự ổn định và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Mưa bão gây thiệt hại lớn

    (Xây dựng) – Tính đến 7h ngày 9/9 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có 3.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trên 2.000ha lúa, ngô, hoa màu bị ngập nước, bị đổ do bão số 3.

  • Hà Nội: Bức xúc vấn nạn dán tờ rơi quảng cáo không đúng quy định

    (Xây dựng) - Tình trạng dán tờ rơi quảng cáo bừa bãi lên tường, cột điện, biển báo tại Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến, gây mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường.

  • Cao Bằng: Nhiều địa phương ngập lụt sau bão số 3

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước trên các sông, suối, ao, hồ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt. Trong đêm 8/9, nhiều nhà dân và tuyến phố ở các khu vực thấp tại thành phố Cao Bằng cũng bị ngập.

  • Hưng Hà (Thái Bình): Giải cứu chuối giúp bà con nông dân

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) đã làm hơn 380ha chuối tiêu hồng, chuối tây ở xã Hồng An và xã Tiến Đức của huyện Hưng Hà bị gãy đổ, ước tính thiệt hại gần 1 triệu buồng chuối chuẩn bị thu hoạch. Để giúp bà con nông dân khắc phục hậu quả do bão gây ra, huyện Hưng Hà đang kêu gọi giải cứu giúp bà con nông dân, giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

  • Hà Nội: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 14h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và một số phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

  • Lục Ngạn (Bắc Giang): Nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập sâu trong nước lũ

    (Xây dựng) – Mưa lớn kéo dài sau khi bão số 3 đi qua đã khiến cho mực nước các sông, suối lên nhanh gây ngập úng nhiều tuyến đường, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load