Thứ sáu 08/11/2024 12:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hải Phòng: Thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu

20:39 | 23/11/2021

(Xây dựng) – UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

hai phong thuc hien chuong trinh binh on thi truong cac mat hang luong thuc thuc pham thiet yeu
Hàng hóa thực phẩm tại siêu thị.

Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hải Phòng cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 góp phần điều hòa, cân đối cung – cầu, bình ổn thị trường hàng hóa và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Kế hoạch, hàng hóa trong chương trình là sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung – cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường bao gồm: Gạo, gia vị, dầu ăn, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản và rau củ.

Đối tượng tham gia chương trình là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong chương trình, có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh, có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng ổn định và xuyên suốt thời gian thực hiện chương trình. Cam kết sản xuất, cung ứng hàng hóa tham gia chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác sản phẩm, niêm yết giá theo quy định…

UBND thành phố Hải Phòng giao Sở Công Thương thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường và tình hình cung – cầu hàng hóa, tình hình diễn biến của dịch Covid-19 triển khai các nhiệm vụ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiến dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, tổ chức các chương trình đưa hàng Việt phục vụ nhân dân vùng ngoại thành, hải đảo, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp… Kết nối chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng phục vụ Tết, đặc biệt các mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, giám sát thị trường đối với các vấn đề về giá, chất lượng sản phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về Chương trình và tình hình giá cả, cung – cầu hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Hải Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load