Thứ ba 31/12/2024 00:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hải Dương: Thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp

15:48 | 26/08/2024

(Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã đón tiếp nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh. Hoàn thiện cơ bản hạ tầng kỹ thuật chính là “chìa khóa” để thu hút nguồn lực đầu tư. Từ đó, trở thành cơ sở cho việc đón dòng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư, thu hút một lượng lớn các dự án đầu tư mới sẽ đổ về địa phương này.

Hải Dương: Thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp
Cầu Phúc Điền được xây dựng như mấu chốt quan trọng đối với sự phát triển của KCN Phúc Điền mở rộng.

Hạ tầng đồng bộ - nút thắt trong đầu tư khu công nghiệp

Tỉnh Hải Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023; trong đó, tỉnh Hải Dương được chấp thuận phương án phát triển các KCN đến năm 2030 gồm 32 KCN với tổng quy mô diện tích khoảng 5.661ha.

Đến nay, tỉnh Hải Dương đã thành lập được 17 KCN với tổng diện tích theo quy hoạch chi tiết khoảng 2.738ha (trong đó có 12 KCN đã đầu tư xây dựng hạ tầng, khai thác kinh doanh); các KCN đều được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN gồm: Hệ thống hạ tầng giao thông; hệ thống thu gom nước mặt, hệ thống thu gom nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để truyền dữ liệu 24/24 giờ tới Sở Tài nguyên và Môi trường; hệ thống cấp điện, cấp nước, viễn thông,… đảm bảo tính kết nối đồng bộ của các công trình kết cấu hạ tầng KCN và hoạt động của doanh nghiệp trong KCN.

Hải Dương: Thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp
Khu công nghiệp An Phát Complex tại tỉnh Hải Dương hướng đến mô hình khu công nghiệp kỹ thuật cao, xanh và bền vững.

Ngoài ra, tại KCN Phúc Điền mở rộng còn vừa hoàn thiện công trình cầu Phúc Điền qua sông Sặt và đường dẫn đến KCN Phúc Điền mở rộng có tổng chiều dài 430m do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Qúy – Bắc Ninh tài trợ toàn bộ, với tổng kinh phí khoảng 120 tỷ đồng. Công trình nằm trên đường tỉnh 394B kết nối Quốc lộ 5A với Quốc lộ 5B (cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), đóng vai trò như tuyến đường trọng điểm kết nối liên vùng huyện Cẩm Giàng, Bình Giang. Cầu Phúc Điền tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội khu công nghiệp, nhanh chóng khai thác tiềm năng lợi thế theo định hướng Vùng công nghiệp động lực của tỉnh trên địa bàn 2 huyện Bình Giang – Thanh Miện.

Để tận dụng thời cơ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển vào Việt Nam, tỉnh Hải Dương đã tập trung chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương có liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng 5/17 KCN (bao gồm các KCN: Phúc Điền mở rộng, Gia Lộc, Tân Trường mở rộng, Kim Thành, Lương Điền - Ngọc Liên) và giai đoạn 2 của KCN Đại An mở rộng, để đảm bảo điều kiện bàn giao mặt bằng thi công xây dựng theo từng giai đoạn chuyển mục đích sử dụng đất cho chủ đầu tư KCN, với quy mô diện tích khoảng 1.088ha.

Với 15 KCN còn lại, có 2 KCN đã có nhà đầu tư lập, gửi hồ sơ đề xuất dự án đầu tưđề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư và đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định; 13 KCN còn lại với tổng diện tích khoảng 2.335ha đang được các cấp, các ngành thực hiện các công tác quy hoạch làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu đầu tư.

Các KCN góp phần tăng thu ngân sách địa phương

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thu hút được 404 dự án đầu tư thứ cấp; trong đó có 319 dự án FDI thứ cấp đến từ 23 quốc gia và vùng, lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 6,3 tỷ USD và 85 dự án DDI thứ cấp với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14.592 tỷ đồng; suất vốn đầu tư bình quân của dự án khoảng 17,2 triệu USD/dự án, khoảng 6 triệu USD/ha đất công nghiệp. Có khoảng 295/404 dự án thứ cấp đã triển khai đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính thức, tạo việc làm cho trên 10 vạn lao động với mức lương bình quân từ 6,5-7,5 triệu đồng/người/tháng; số dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục để đảm bảo đủ điều kiện xây dựng nhà xưởng, đi vào hoạt động sản xuất theo quy định.

Hải Dương: Thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp
KCN Phúc Điền mở rộng có diện tích 235,64ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 160,76ha), với tổng vốn đầu tư 1.802 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trung Kiên – Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cho biết: Với những kết quả đạt được trong hơn 20 năm qua, phải khẳng định rằng việc xây dựng và phát triển các KCN đã đóng góp vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương. Các KCN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đã tạo giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và chuyển giao công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tăng thu ngân sách địa phương; các KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu của tỉnh, góp phần đưa Hải Dương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; các KCN đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động; phát triển các KCN tập trung giúp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đối với các nhà máy công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững; sự phát triển các KCN đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và thúc đẩy các dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp phát triển nhanh.

Trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện đã thu hút được 404 dự án đầu tư thứ cấp; trong đó có 319 dự án FDI thứ cấp đến từ 23 quốc gia và vùng, lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 6,3 tỷ USD và 85 dự án DDI thứ cấp với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14.592 tỷ đồng; suất vốn đầu tư bình quân của dự án khoảng 17,2 triệu USD/dự án, khoảng 06 triệu USD/ha đất công nghiệp. Có khoảng 295/404 dự án thứ cấp đã triển khai đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính thứcđã đóng góp vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương.

Đi đôi với sự phát triển còn là những khó khăn nhất định như: Do quy mô diện tích trung bình của 1 KCN tương đối lớn, nên việc thu hồi đất và giải phóng mặt bằng thực hiện có thể kéo dài qua nhiều năm, trong khi chính sách của Nhà nước (đơn giá, cơ chế chính sách hỗ trợ,…) đã có thay đổi, dẫn đến xây dựng hạ tầng KCN không đạt tiến độ đăng ký. Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào KCN chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, kịp thời dẫn đến tình trạng ùn tắc, quá tải về giao thông tại một số huyện tập trung nhiều KCN,...

Hỗ trợ doanh nghiệp chính là thúc đẩy kinh tế

Nhận thức được vai trò của phát triển công nghiệp, tỉnh Hải Dương luôn coi hợp tác đầu tư là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; phát triển KCN là hướng đi chiến lược để phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh Hải Dương.

Hải Dương: Thúc đẩy phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp
Hạ tầng KCN Phúc Điền mở rộng được chủ đầu tư khẩn trương thi công: Khối lượng thi công xây dựng trong phạm vi cấp phép xây dựng các đợt 1, 2, 3 đạt khoảng 52%.

Trong thời gian tới, Ban Quản lý các KCN sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; đặt doanh nghiệp ở vị trí trung tâm, và cũng là những người bạn là những cánh tay nối dài hiệu quả, thực chất nhất cho công tác xúc tiến đầu tư.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Qúy – Bắc Ninh (chủ đầu tư KCN Phúc Điền mở rộng) cho biết: “Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm sát sao đặc biệt đến từ tỉnh Hải Dương từ quá trình xin chủ trương, hướng dẫn doanh nghiệp về cơ chế chính sách. Trong quá trình giải phóng mặt bằng cũng được chính quyền địa phương hỗ trợ trong công tác vận động người dân và đạt được đồng thuận cao. Phát triển kinh tế phải đi đôi với an sinh xã hội. Doanh nghiệp chúng tôi luôn khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa tới người dân về công ăn việc làm sau khi KCN xây dựng hoàn thiện”.

Hiện có một tín hiệu đáng mừng đó là, tại KCN Phúc Điền mở rộng đã có khoảng 25 nhà đầu tư đã ký thỏa thuận nguyên tắc và 18 nhà đầu tư thứ cấp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 6.142 tỷ đồng (đạt 85%). Tháng 8/2024, KCN sẽ đón thêm 2 nhà đầu tư lớn trong đó: Công ty KCN đã ký thoả thuận nguyên tắc với chủ đầu tư, diện tích 28ha với mức vốn đầu tư 3360 tỷ đồng và nhà đầu tư Đài Loan là Công ty Shinih, diện tích 3,5ha với mức vốn đầu tư là 420 tỷ đồng.

Với nhà đầu tư, doanh nghiệp, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương luôn là người bạn đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp; Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương luôn phát huy tốt cơ chế “một cửa, một đầu mối” trong phục vụ, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Bên cạnh thu hút các tập đoàn lớn, nhà đầu tư chiến lược, cũng đồng bộ các giải pháp phát triển doanh nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước để tạo nên hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ.

Trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường sự minh bạch và tính ổn định trong chính sách đầu tư; rà soát, bổ sung các chính sách và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các ngành có tiềm năng và lợi thế của địa phương, trong đó, tập trung vào những doanh nghiệp đầu tư những dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, bảo vệ môi trường...

Có thể nói, phát triển kinh tế tại các KCN hiện nay không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với không chỉ Hải Dương mà còn là nhiều tỉnh thành khác. Hiểu được điều đó, chính quyền tỉnh Hải Dương đã nhạy bén trong kế hoạch phát triển, có những hướng đi chắc chắn, cụ thể, xác định trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư, đem lại hiệu quả cao về phát triển kinh tế, xây dựng Hải Dương sớm hoàn thành mục tiêu phấn đấu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII: “Đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

Đinh Vũ – Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Công bố điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản, về việc công bố điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Đà Nẵng: Sẽ thay đổi giá nước sạch từ ngày 01/01/2025

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Đà Nẵng sẽ điều chỉnh tăng giá nước sạch nhằm bù đắp chi phí cho công tác vận hành và duy trì hoạt động cấp nước.

  • Quản lý vận hành hiệu quả dự án xanh: Từ thiết kế đến sử dụng năng lượng

    (Xây dựng) - Để được công nhận là công trình xanh, ngoài đáp ứng các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng. Việc quản lý vận hành dự án xanh cũng cần tập trung một cách toàn diện vào nhiều yếu tố từ khâu thiết kế, xây dựng hướng tới hiệu quả sử dụng tối đa nguồn năng lượng điện, nước, chất lượng không khí, các phương pháp quản lý tối ưu.

  • Hà Tĩnh: Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng vượt 306% so với kế hoạch

    (Xây dựng) - Năm 2024, ngành Xây dựng Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, điều hành của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ bám sát các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh, vận dụng vào từng nhiệm vụ cụ thể với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Sở và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức nên đã đạt được những kết quả quan trọng.

  • Thị xã Việt Yên: Vươn tầm trước kỷ nguyên vươn mình

    (Xây dựng) – Xác định là điểm đến hạnh phúc của người dân và doanh nghiệp, thị xã Việt Yên đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2027. Đứng trước kỷ nguyên vươn mình, thị xã Việt Yên mang sứ mệnh là địa bàn kinh tế trọng điểm không ngừng nỗ lực, phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đại Lượng, Chủ tịch UBND thị xã Việt Yên về những mục tiêu quan trọng này.

  • Bổ sung, cập nhật Danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

    (Xây dựng) - Ngày 28/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load