Thứ năm 26/12/2024 20:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

19:53 | 06/11/2024

(Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

Hà Nội: Huyện Gia Lâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị
Xã Đa Tốn quyết tâm cao hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.

Xã Đa Tốn nằm ở phía Tây Nam huyện Gia Lâm, phía Bắc giáp thị trấn Trâu Quỳ, phía Đông giáp xã Kiêu Kỵ, phía Nam giáp xã Xuân Quan (Hưng Yên), phía Tây giáp xã Bát Tràng. Xã có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng và các tuyến đường hạ tầng khung kết nối với các khu vực lân cận… đây được xem là những điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa.

Năm 2014, xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên của huyện Gia Lâm cán đích nông thôn mới. Năm 2022, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 là nâng cao mức sống, mức hưởng thụ cho người dân; xã Đa Tốn đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ xã đến cơ sở với quyết tâm cao hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024. Đến nay, xã đã đạt 2 nhóm tiêu chí theo Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND Thành phố Hà Nội, trong đó đạt kiểu mẫu ở 2 lĩnh vực: Văn hóa và y tế.

Việc hoàn thiện các tiêu chí văn hóa và y tế là một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu làm cho xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, qua đó nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tôn tạo không gian làng xóm thêm sạch, đẹp, đáng sống.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, xã Đa Tốn đã làm tốt công tác huy động tổng hợp các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hoá, kết hợp ngân sách và các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Theo thống kê, trong giai đoạn 2011 – 2024, xã Đa Tốn đã huy động được hơn 890 tỷ đồng.

Ông Đỗ Duy Bàng, Bí thư Chi bộ thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn chia sẻ: Xây dựng nông thôn mới là công việc thiết thực, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân địa phương, vì thế luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, ngoài sự đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước, còn có sự huy động từ sức dân. Đơn cử như thôn Khoan Tế, khi địa phương phát động chương trình xây dựng NTM, thôn đã huy động từ nhân dân được hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn. Phải khẳng định rằng, đến nay những thành quả đấy chính là người dân hưởng lợi và làm cho bộ mặt nông thôn từng bước được khang trang, khởi sắc.

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố Hà Nội, vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới huyện Gia Lâm tiến hành thẩm định các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Đa Tốn. Theo đó, 100% trục đường giao thông chính, đường liên thôn được cứng hóa, thảm nhựa Asphalt; 100% đường ngõ xóm rộng hơn 2m, có điện chiếu sáng; 100% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, trong đó, Trường Tiểu học xã đạt chuẩn mức độ 2; 100% các thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 99,68% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo quy chuẩn Việt Nam; thu nhập bình quân toàn xã đạt 82,24 triệu đồng/người/năm...

Nhằm thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Xã Đa Tốn đã lựa chọn thôn Thuận Tốn để triển khai mô hình thôn thông minh và đã xây dựng được Tổ công nghệ số cộng đồng, thiết lập nhóm zalo chung để tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, trao đổi các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội... với hơn 1.000 người tham gia. Tại thôn có 9 tổ liên gia, các tổ liên gia đều đã thành lập nhóm zalo để trao đổi thông tin. Về các chỉ tiêu thương mại điện tử, du lịch thông minh, bảo đảm các dịch vụ xã hội, nông nghiệp thông minh, sinh hoạt cộng đồng thông minh của thôn đều đạt điểm tối đa.

Hà Nội: Huyện Gia Lâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông tại xã Đa Tốn đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ.

Ông Dương Văn Khang, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Đa Tốn cho biết: Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm; Đảng bộ, chính quyền xã Đa Tốn đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế hộ gia đình với nhiều ngành nghề phù hợp, đảm bảo tiến độ xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của địa phương phát triển ổn định, công tác xây dựng nông thôn mới nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của quần chúng nhân dân.

Hiện nay, các lĩnh vực kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của xã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ với mục tiêu cuối cùng là cải thiện đời sống cho người dân. Xã Đa Tốn đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu.

“Với quan điểm lấy người dân làm trung tâm trong xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đa Tốn luôn có ý thức giữ gìn và phát huy những kết quả đạt được; đặc biệt là những thành quả do chính công sức của nhân dân gây dựng”, ông Dương Văn Khang nhấn mạnh.

Trao đổi với phóng viên về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đa Tốn nói riêng, huyện Gia Lâm nói chung, ông Trương Văn Học, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã thực sự phát huy hiệu quả, kinh tế của huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, qua đó đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Gia Lâm ngày càng được nâng cao.

“Trong thời gian tới, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được nhằm tạo ra những diện mạo mới, sức sống mới gắn với thực hiện các tiêu chí của đơn vị hành chính quận và phường theo lộ trình đã đề ra”, ông Trương Văn Học nhấn mạnh.

Tiến Hào – Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): Phát động xây dựng các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp

    (Xây dựng) - Sáng 26/12, UBND huyện Đức Thọ tổ chức lễ phát động các công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Tiền Giang: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND Tiền Giang đã ban hành Công văn số 8198/UBND-KT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông. UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng sẵn sàng ứng phó, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

  • Thái Bình: Đề ra một số mục tiêu phát triển trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025 cũng là năm được Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2024 và năm 2025, UBND tỉnh Thái Bình đã đề một số mục tiêu phát triển cụ thể.

  • Kiên Giang: Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ngày 26/12, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Thanh Nhàn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp lần thứ 30.

  • Vĩnh Phúc: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh

    (Xây dựng) - Chiều 25/12, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh và quyết định về công tác cán bộ theo Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 của Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sắp thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các dự án gồm: Gói thầu HC1 thuộc dự án Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; đường song hành Quốc lộ 50 thuộc dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 và cầu Phước Long sẽ thông xe vào ngày 30/12/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load