Thứ sáu 03/01/2025 05:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội sáp nhập, đổi tên hàng nghìn tổ dân phố

20:37 | 21/02/2020

Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất quyết nghị thực hiện việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố của 11 quận, huyện.

Sáng 21/2, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức Kỳ họp 13 (không thường kỳ) thống nhất quyết nghị thực hiện việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố của 11 quận, huyện, gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên và Ứng Hòa.

Theo đó, quận Cầu Giấy sáp nhập 142 tổ dân phố để thành lập 74 tổ dân phố mới, quận Hoàn Kiếm sáp nhập 651 tổ dân phố để thành lập 132 tổ dân phố mới, quận Long Biên sáp nhập 156 tổ dân phố để thành lập 76 tổ dân phố mới, quận Ba Đình sáp nhập 300 tổ dân phố để thành lập 136 tổ dân phố mới, quận Đống Đa sáp nhập 866 tổ dân phố để thành lập 337 tổ dân phố mới, quận Hai Bà Trưng sáp nhập 742 tổ dân phố để thành lập 242 tổ dân phố mới, quận Thanh Xuân sáp nhập 183 tổ dân phố để thành lập 82 tổ dân phố mới, quận Hoàng Mai sáp nhập 574 tổ dân phố để thành lập 223 tổ dân phố mới, quận Tây Hồ sáp nhập 293 tổ dân phố để thành lập 95 tổ dân phố mới, quận Hà Đông sáp nhập 11 tổ dân phố để thành lập 6 tổ dân phố mới, huyện Ứng Hòa sáp nhập 8 thôn để thành lập 4 thôn mới.

Cùng với đó, thực hiện đổi tên 226 tổ dân phố, gồm: Quận Ba Đình đổi tên 46 tổ dân phố, quận Cầu Giấy đổi tên 37 tổ dân phố, quận Đống Đa đổi tên 26 tổ dân phố, quận Hai Bà Trưng đổi tên 17 tổ dân phố, quận Hoàng Mai đổi tên 89 tổ dân phố, quận Tây Hồ đổi tên 11 tổ dân phố.

HĐND thành phố Hà Nội giao UBND thành phố căn cứ Nghị quyết, chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, thủ tục, hồ sơ pháp lý và kết quả thẩm định đối với Đề án sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố theo quy định của Luật; quyết định thành lập và chỉ đạo kiện toàn, đảm bảo tổ chức, hoạt động của các thôn, tổ dân phố mới theo quy định của pháp luật. Đồng thời, giao UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của HĐND thành phố, quyết định sáp nhập, đặt, đổi tên thôn, tổ dân phố và các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố có hiệu quả theo quy định; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thực hiện kiện toàn đồng bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo đúng quy định.

Bên cạnh đó, HĐND thành phố cũng giao UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành thành phố phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp thực hiện giải quyết thủ tục hành chính nhanh, kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân nơi có thôn, tổ dân phố mới được sáp nhập, đặt tên, đổi tên; chỉ đạo UBND các cấp căn cứ trên cơ sở phân cấp kinh tế - xã hội, phân cấp ngân sách và nguồn lực, quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các trang thiết bị nhà văn hóa, phòng sinh hoạt cộng động dân cư của các thôn, tổ dân phố mới được sáp nhập, đặt tên, đổi tên, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích...

Đợt này, 7 quận, huyện đề nghị không thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Mỹ Đức, Đông Anh. Nguyên nhân là do qua khảo sát của các địa phương, các thôn trong diện phải sắp xếp nhưng chưa thể thực hiện được vì có vị trí biệt lập; thôn có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, đặc điểm văn hóa, tôn giáo, tập quán khác nhau; các thôn, tổ dân phố thuộc quận, huyện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, đang chuẩn bị triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Với những địa phương không thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố đợt này, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát và thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Theo TRƯỜNG PHONG/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia

    (Xây dựng) – Việc tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã mở đường cho nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia và điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

  • Xây dựng đô thị thông minh trong kỷ nguyên số

    (Xây dựng) - Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thúc đẩy sự chuyển mình mạnh mẽ của các đô thị toàn cầu. Mô hình đô thị thông minh (ĐTTM) không chỉ giúp giải quyết các vấn đề đô thị hóa, ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng mà còn hướng tới phát triển bền vững.

  • Hà Nội hiện thực hóa “khát vọng rồng bay” trong kỷ nguyên mới

    Trải qua hơn nghìn năm là kinh đô của nước Việt, chưa bao giờ Hà Nội có tiềm lực, vị thế thuận lợi như ngày nay để hiện thực hóa khát vọng Thăng Long, vươn mình đi đầu trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

  • Thị trấn Cổ Phúc đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên ngành đã tổ chức thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là đô thị loại IV.

  • Thành phố Thuận An mở rộng nội thị đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên ngành đã tổ chức thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí đô thị loại III đối với thành phố Thuận An (phạm vi nội thị mở rộng) và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực xã An Sơn, dự kiến thành lập phường thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

  • Nghệ An: Công bố thành lập thành phố Vinh (mới)

    (Xây dựng) - Sáng 31/12, thành phố Vinh (Nghệ An) tổ chức Lễ công bố thành lập thành phố Vinh (mới), Đảng bộ thành phố Vinh (mới) và Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load