Thứ năm 26/12/2024 18:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Hơn 60 bài viết, tham luận trong Hội thảo triển khai Luật Thủ đô

16:50 | 14/11/2024

(Xây dựng) - Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Hà Nội: Hơn 60 bài viết, tham luận trong Hội thảo triển khai Luật Thủ đô
PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Để xây dựng, phát triển Thành phố Hà Nội xứng đáng với vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thủ đô trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã đề ra 04 quan điểm lớn về xây dựng, phát triển Thủ đô; trong đó, đề ra quan điểm: “Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế” và đặt ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới”.

Thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để thay thế Luật Thủ đô năm 2012 với quan điểm: Tạo ra một hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm khai thác và phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của Thủ đô, để xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước cùng phát triển.

Việc xây dựng Luật Thủ đô không chỉ nhằm mục tiêu mang lại lợi thế, tạo sự thuận lợi cho xây dựng, phát triển của riêng Thủ đô mà còn để Thủ đô đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho sự phát triển chung của đất nước.

Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (Luật số 39/2024/QH15). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), trong đó giao Chính phủ xây dựng, ban hành 6 Nghị định, cho Thành phố xây dựng, ban hành 114 văn bản để triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Hà Nội: Hơn 60 bài viết, tham luận trong Hội thảo triển khai Luật Thủ đô
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Thành ủy Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức nhằm làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn, xác định rõ tính chất, tầm quan trọng của việc triển khai Luật Thủ đô đặt trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Hội nghị Trung ương 10) và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh cải cách thể chể để phục vụ mục tiêu phát triển, tháo gỡ các điểm nghẽn, huy động được mọi nguồn lực để Thủ đô phát triển, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước trong thời kỳ bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 60 bài viết, báo cáo tham luận của các Ban, Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, các Sở, ngành thuộc Thành phố Hà Nội. Các tham luận đã tập trung làm rõ được các nhóm vấn đề sau:

Nhóm vấn đề thứ nhất: Trên cơ sở Luật Thủ đô, các bài viết đã đề xuất xây dựng một hệ thống các văn bản, quy định, giải pháp để cụ thể hoá các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thúc đẩy Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, đóng góp nhiều hơn cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

Hà Nội: Hơn 60 bài viết, tham luận trong Hội thảo triển khai Luật Thủ đô
TS. Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội thảo.

Nhóm vấn đề thứ hai: Từ tổng kết thực tiễn, từ kinh nghiệm triển khai Luật Thủ đô năm 2012 trong thời gian vừa qua, các bài viết đã đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách cụ thể trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời, vừa nhấn mạnh tính khả thi, thống nhất, đồng bộ với hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành của đất nước, vừa làm rõ được những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội dành cho Thủ đô. Đây là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống và có tính khả thi, giá trị thực tiễn, khắc phục được những tồn tại, hạn chế của việc triển khai thi hành Luật Thủ đô trong giai đoạn trước đây.

Nhóm vấn đề thứ ba: Từ kinh nghiệm quốc tế, các bài viết đã gợi mở cho Hà Nội việc vận dụng những cơ chế, chính sách phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng của Thủ đô theo quy định của Hiến pháp năm 2013; giúp cho Thủ đô thực hiện hiệu quả, rõ nét hơn chức năng, nhiệm vụ không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, mà còn là trung tâm lớn về kinh tế, về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế; có sự so sánh giữa Luật Thủ đô với một số luật của Thủ đô một số nước trên thế giới.

Hà Nội: Hơn 60 bài viết, tham luận trong Hội thảo triển khai Luật Thủ đô
Toàn cảnh Hội thảo.

Nhóm vấn đề thứ tư: Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu tình hình quốc tế và đất nước, nhiều tham luận đã đề cập đến những yêu cầu quản trị, phát triển đặt ra đối với Hà Nội - một Thủ đô có quy mô dân số lớn so với Thủ đô của các nước thế giới, của một quốc gia có quy mô dân số rất lớn, có nền kinh tế đang trong quá trình phát triển nhanh. Từ đó, đề xuất nhiều cơ chế, chính sách rất mới, có những cơ chế, chính sách chưa được quy định trong Luật Thủ đô, gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về Thủ đô. Nhiều cơ chế, chính sách được đề xuất trong các tham luận phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp định hướng trong dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Nhóm vấn đề thứ năm: Việc xây dựng hệ thống văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô cũng đồng thời với quá trình xây dựng các chính sách, định hướng phát triển lớn của đất nước. Chính vì vậy, các bài viết cũng đặt ra nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu để có đóng góp thêm vào những thể chế, chính sách lớn của đất nước mà trong Luật Thủ đô chưa đề cập đến. Các bài viết của Hội thảo không chỉ dừng lại ở việc cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô mà còn gợi mở để đóng góp thêm những ý kiến vào chủ trương, định hướng trong việc cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước trong thời kỳ mới.

Thành công của Hội thảo không chỉ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô, có giá trị nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Thủ đô, mà còn gợi mở những tầm nhìn, tư duy, hành động mang tính đột phá, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển xứng tầm của Hà Nội trong giai đoạn mới.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): Phát động xây dựng các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp

    (Xây dựng) - Sáng 26/12, UBND huyện Đức Thọ tổ chức lễ phát động các công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Tiền Giang: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND Tiền Giang đã ban hành Công văn số 8198/UBND-KT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông. UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng sẵn sàng ứng phó, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

  • Thái Bình: Đề ra một số mục tiêu phát triển trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025 cũng là năm được Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2024 và năm 2025, UBND tỉnh Thái Bình đã đề một số mục tiêu phát triển cụ thể.

  • Kiên Giang: Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ngày 26/12, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Thanh Nhàn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp lần thứ 30.

  • Vĩnh Phúc: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh

    (Xây dựng) - Chiều 25/12, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh và quyết định về công tác cán bộ theo Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 của Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sắp thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các dự án gồm: Gói thầu HC1 thuộc dự án Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; đường song hành Quốc lộ 50 thuộc dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 và cầu Phước Long sẽ thông xe vào ngày 30/12/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load