Thứ năm 25/04/2024 22:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hà Nội: Doanh nghiệp hiến kế tiết kiệm chi chí xây dựng đường Phan Trọng Tuệ

10:46 | 10/05/2022

(Xây dựng) - Công ty Cổ phần Quy hoạch Sông Hồng – Thăng Long (QHSH-TL) có địa chỉ tại ô số 11, tầng 2 Toà nhà D2 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội vừa chính thức có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiến kế tiết kiệm hơn 900 tỷ đồng xây dựng đường Phan Trọng Tuệ kéo từ đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đến đường Vành đai 3 trên cao.

ha noi doanh nghiep hien ke tiet kiem chi chi xay dung duong phan trong tue

Theo nội dung văn bản: Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đồng ý điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án làm đường Phan Trọng Tuệ kéo từ đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đến đường Vành đai 3 trên cao dài khoảng 3,4km với tổng mức đầu tư mới là khoảng 3.248 tỷ đồng. Công ty QHSH - TL đã xem xét kỹ quy hoạch dự án này trước đây và thấy rằng phương án quy hoạch của Sở Giao thông Vận tải còn nhiều bất cập và sẽ gây lãng phí tiền giải phóng mặt bằng, lãng phí tiền sử dụng đất khi bán đấu giá...

Công ty đã lập bản vẽ quy hoạch như sau: Dự án đường Phan Trọng Tuệ kéo dài và đường đê Nguyễn Khoái mở rộng và cầu dẫn kết nối vào đường Vành đai 3 trên cao: Làm đường Phan Trọng Tuệ kéo dài 500m (từ đường Pháp Vân đến đê Nguyễn Khoái) khoảng 50 tỷ đồng.

Làm cầu vượt đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và đường trên cao vào đê Nguyễn Khoái dài 1,2km và cầu dẫn 2 bên dài khoảng 200m khoảng: 1,4km x rộng 20m x 35 triệu đồng = 980 tỷ đồng. Giải phóng mặt bằng để làm đường Phan Trọng Tuệ kéo dài là khoảng 30 tỷ đồng. Đường đê Nguyễn Khoái (trong đê) mở rộng từ 10m hiện nay thành 40m dài 3km khoảng 300 tỷ.

Làm đê bê tông cao 3m và dài 4km (để hạ đê bên trong xuống 2m thành đường rộng ra giống như đường Đê Yên Phụ) là khoảng 48 tỷ đồng: 3m x 4.000m x 2 phía x 2 triệu = 48 tỷ đồng.

Làm cầu dẫn rộng 20m từ đường đê Nguyễn Khoái kết nối vào đường Vành đai 3 trên cao khoảng 300 tỷ đồng. Làm đường Nguyễn Khoái bên ngoài đê rộng 50m và dài 4 km là khoảng 400 tỷ đồng. Làm đường Phan Trọng Tuệ kéo dài từ đường 1A đến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 1,5km là khoảng 150 tỷ đồng.

Giải phóng mặt bằng để làm đường Phan Trọng Tuệ kéo dài 1,5km là khoảng 75 tỷ đồng. Tổng: + 980 + 30 + 300 + 48 + 300 + 400 + 150 + 75 = 2.333 tỷ đồng.

So sánh giữa phương án của Sở Giao thông Vận tải và phương án của Công ty Công ty QHSH - TL thì thấy rằng: Phương án của Công ty QHSH - TL tiết kiệm hơn khoảng 915 tỷ đồng (3.248 tỷ đồng - 2.333 tỷ đồng); làm nhiều hơn 3 hạng mục (số 7, 8, 9) khoảng 625 tỷ đồng; Tiết kiệm tiền sử dụng đất sẽ bán đấu giá từng nhà liền kề đối với phần đất mà phương án của Sở Giao thông Vận tải làm đường vào khu vực phía dưới là khoảng: 2.900m dài x 50m rộng x 60 triệu đồng = 8.700 tỷ đồng; Tiết kiệm khoảng 2ha đất so với phương án của Sở Giao thông Vận tải và tính ra tiền là khoảng: 20.000m2 x 60 triệu đồng = 1.200 tỷ đồng.

Công ty QHSH – TL kiến nghị: UBND Thành phố Hà Nội xem xét lại phương án quy hoạch của Sở Giao thông Vận tải vì phương án của Sở Giao thông Vận tải là lãng phí tiền sử dụng đất. Thành phố nên tổ chức nhiều buổi trao đổi về phương án quy hoạch của Sở Giao thông Vận tải và các phương án khác của chuyên gia quy hoạch, kinh tế, tài chính để tránh lãng phí tiền sử dụng đất và tiền đầu tư do phương án quy hoạch cũ không hài hoà, tiết kiệm.

Hải Đăng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load