Thứ ba 19/11/2024 05:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Hà Nội: Đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì lý do đặc thù

11:05 | 27/11/2023

(Xây dựng) – Hà Nội đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì nhiều lý do như đây là quận trung tâm, có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời…

Hà Nội: Đề xuất không sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì lý do đặc thù
Ảnh minh họa.

Thành phố Hà Nội vừa hoàn thành Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025. Trong đó, thành phố có một đơn vị cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập do không đủ tiêu chí về diện tích, dân số.

Theo định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35km2, dân số 150.000. Hoàn Kiếm đủ tiêu chuẩn về dân số, nhưng chỉ đạt 15% diện tích (5,35km2). Dù vậy, Hà Nội cho rằng không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì 8 lý do.

Cụ thể, đây là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của Hà Nội. Quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô, của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Khu phố cổ gồm 10 phường có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời cần được bảo tồn, gìn giữ như: Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ, gắn với sự hình thành của khu 36 phố phường, có 5 cửa Ô từ đầu thế kỷ XX.

Hầu hết phường thuộc quận Hoàn Kiếm đều có tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng riêng, tồn tại tên gọi từ hàng trăm năm trước đến nay. Khu phố cổ Hà Nội đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Quận có hai di tích Quốc gia đặc biệt là Đền Bạch Mã và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Tên của quận Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết “trả lại kiếm cho thần Kim Quy” sau chiến tranh giải phóng dân tộc của vua Lê Thái Tổ, thể hiện khát vọng yêu chuộng Hòa Bình của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó, quy hoạch xung quanh hồ Hoàn Kiếm là một chỉnh thể có yếu tố đặc thù, kế thừa lịch sử, văn hóa, kiến trúc, được chia ra làm 3 khu vực chính: khu phố cổ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ, giữ hình thái ổn định từ năm 1990 đến nay.

Kinh tế quận Hoàn Kiếm trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng cao, bền vững với cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại, du lịch, dịch vụ. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao (năm 2021, 2022 đạt hơn 14.000 tỷ đồng).

UBND thành phố đang chỉ đạo xây dựng các Đề án lớn, quan trọng, như: Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa khu phố cũ thành vùng di sản; phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng; nghiên cứu, đề xuất giải pháp khai thác và phát huy giá trị vỉa hè, lòng đường một số tuyến phố trên địa bàn quận...

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lương Sơn (Hòa Bình): Đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa

    (Xây dựng) - Tiếp tục thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành đơn vị hành chính cấp thị xã, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

  • Hà Đông (Hà Nội): Bề dày lịch sử 120 năm hình thành và phát triển

    (Xây dựng) - Nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội - Hà Đông là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường. Trong suốt chiều dài 120 năm hình thành và phát triển, qua 8 lần tách nhập, đổi tên và thay đổi địa giới hành chính, Hà Đông luôn xứng đáng với vị thế là trung tâm của tỉnh lỵ Hà Đông, Hà Sơn Bình, Hà Tây xưa và là một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội ngày nay.

  • Từ Sơn (Bắc Ninh): Phấn đấu hoàn thành mục tiêu thành phố đô thị hiện đại, đồng bộ

    (Xây dựng) – Trong những năm qua, công tác chỉ đạo điều hành của UBND thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) luôn bám sát chủ trương, chính sách của Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy. Thành phố thực hiện tốt chương trình công tác đã đề ra, xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mục tiêu phát triển đô thị hiện đại, đồng bộ.

  • Thái Nguyên: Tập trung xây dựng đô thị văn minh và hiện đại từ cơ sở

    (Xây dựng) - Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực qua 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg, ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

  • Hà Nội: Cần đẩy nhanh tiến độ dự án Công viên, vườn hoa Gia Lâm

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án “Xây dựng hạ tầng khu công viên, vườn hoa, hồ nước phía trước trụ sở Huyện ủy – HĐND - UBND huyện Gia Lâm”.

  • Hà Nội: Định hướng phát triển huyện Thanh Oai theo hướng quận xanh, sinh thái

    (Xây dựng) - Chiều 13/11, UBND huyện Thanh Oai và trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ và Tọa đàm về “Định hướng phát triển huyện Thanh Oai theo hướng quận xanh, sinh thái”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load