Thứ năm 31/10/2024 07:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Giờ G của cuộc “lột xác”!

05:44 | 07/02/2018

(Xây dựng) - Sang đến năm 2018 này, nền kinh tế nước nhà đang có nhiều dấu hiệu bắt đầu của một cuộc “lột xác” mới.


Ảnh minh họa

Cứ theo thông tin chính thống, năm 2017 đã để lại trong niềm hy vọng của người dân nhiều con số kỷ lục. Đó là tổng số DN thành lập mới là 126.859; con số này của năm 2016 là 110.100 DN. Đó là thương vụ kỷ lục bán vốn Nhà nước tại Sabeco, mang về cho ngân sách 110 nghìn tỷ đồng. Đó là lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc mốc 400 tỷ USD. Đó là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam, năm 2017 đạt kỷ lục với số vốn đăng ký gần 36 tỷ USD, tăng gần 45% so với năm 2016. Đó là lượng khách du lịch nước ngoài lên trên 13 triệu người, dự trữ ngoại hối vượt 50 tỷ USD...

Và thêm “một giọt nước tràn ly” cho niềm hy vọng ấy, đó là thành tích kỳ diệu của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam tại giải châu Á đã khơi dậy một niềm tin mãnh liệt về sự trỗi dậy của nước nhà trong quá trình hội nhập quốc tế.

Một câu hỏi được đặt ra, sức mạnh nào đã khiến nền bóng đá Việt Nam lột xác đến ngỡ ngàng như vậy? Khi tạm đặt những cảm xúc sang một bên để soi xét lại quá trình phát triển bóng đá nước nhà khoảng chục năm gần đây sẽ thấy, thành tích của đội tuyển U23 Việt Nam đã có sự tích lũy về lượng đầy đủ để có thể tạo một dấu ấn biến đổi về chất khi có điều kiện thuận lợi.

Nhiều người hẳn còn nhớ một thông tin hồi đầu năm 2007 đã từng khiến nhiều người hâm mộ bóng đá nức lòng, đó là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chính thức tuyên bố hợp tác với CLB Arsenal hình thành Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG trên khu đất là 5 héc-ta, cách TP Pleiku 13km.

Chuyên gia bóng đá của Học viện đã tổ chức tuyển chọn kỹ lưỡng trong khắp cả nước những em ở độ tuổi 10 - 12 có tố chất, năng khiếu và nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác, với mong muốn ươm mầm tài năng cho nền bóng đá nước nhà trong tương lai.

Các học viên được đào tạo tại đây trong 7 năm, không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào. Trúng tuyển, học viên được Học viện lo toàn bộ chi phí ăn, học văn hóa, tiếng Anh và tiếng Pháp. Chế độ sinh hoạt, ăn uống của các học viên ở đây với chi phí khoảng 400 triệu đ/em/năm…

Vâng, cứ âm thầm như thế, miệt mài như thế, với lượng tiền đầu tư như thế, một thế hệ cầu thủ trẻ, tài năng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh… đã xuất hiện và gây nên những ấn tượng khó phai mờ tại các giải đấu trong nước và quốc tế ở lứa U19, U20…

Không chỉ tại Hoàng Anh Gia Lai, nhiều trung tâm đào tạo bóng đá trẻ khác cũng đã tiếp nối ra đời, như CLB Hà Nội, PVF, Viettel..., cũng với những nguồn kinh phí đầu tư khổng lồ đã sản sinh ra những gương mặt tài năng mới, như Nguyễn Quang Hải, Đoàn Văn Hậu, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Duy Mạnh…

Và thời cơ chín muồi đã đến, đó là xuất hiện một huấn luyện viên tài năng - ông Park Hang-seo.

Cho đến nay, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tiến hành được hơn 30 năm. Về lượng thời gian, như thế đã quá đủ cho một cuộc lột xác. Những con số kỷ lục của năm 2017 cũng đã và đang báo hiệu một thời kỳ lượng đang biến đổi thành chất!

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Giải ngân hơn 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm.

  • Bình Định: Thúc đẩy triển khai dự án điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Tỉnh Bình Định đang tích cực xúc tiến các thủ tục liên quan để Tập đoàn PNE sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi với công suất dự kiến là 2.000MW, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.

  • Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong Luật PPP

    (Xây dựng) – Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

  • Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội đến năm 2025. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo chuỗi sản xuất cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên cả nước.

  • Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường

    (Xây dựng) - Đây là kỳ vọng của Ban tổ chức triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp dệt và may - thiết Bị, nguyên phụ liệu và vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024), vừa tổ chức tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội.

  • Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn

    (Xây dựng) – Tại Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn, tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load