Thứ năm 12/12/2024 08:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Giám sát chặt chẽ vốn Nhà nước trong các TCty Nhà nước

09:18 | 10/02/2009


Năm 2009 cần tiếp tục giám sát chặt chẽ thị trường tài chính.

Thị trường trong nước dự báo sẽ phát triển chậm do sức mua của người tiêu dùng khó có thể cải thiện so với năm 2008. Hàng loạt DN, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với nhiều thách thức... Giữa bộn bề khó khăn và thách thức đó, một điều đáng mừng được ghi nhận và cũng trở thành dấu ấn rõ nhất ngay từ những ngày đầu năm 2009 này là sự chủ động và sẵn sàng đối phó với khó khăn, thách thức từ phía Chính phủ, các cơ quan quản lý, đến cộng đồng DN và các nhà đầu tư.

Ngay trước Tết Nguyên đán, ngày 16/1/2009, giới DN trong nước rất hào hứng đón nhận thông tin phương án sử dụng khoản kích cầu đầu tư 17.000 tỷ đồng trong năm 2009 một cách hiệu quả nhất đã được Thường trực Chính phủ thông qua. Hiện nay hàng loạt ngân hàng thương mại đang nhanh chóng triển khai việc bù lãi suất cho vay đến khách hàng; nhiều ngân hàng cũng đã tiến hành giảm thêm lãi suất vay vốn, đồng thời ra sức chào mời, rộng cửa khuyến khích người vay. Các DN phấn chấn và hào hứng vì vay được đồng vốn rẻ, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng và thuận lợi hơn từ đó giảm được giá thành, mở rộng hơn nữa đầu ra cho sản phẩm. Một tin vui khác là ngay trong những ngày đầu xuân mới Kỷ Sửu, từ 1/2/2009, hàng loạt ngành hàng với hàng nghìn loại sản phẩm, dịch vụ đã được giảm và hoãn nộp thuế. Đây là một trong các giải pháp vừa được Thủ tướng ban hành nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Quyết định này đã tạo điều kiện cho DN có kế hoạch giảm giá sản phẩm để kích thích sức mua. Dự báo việc giảm, hoãn thuế trong đợt này có thể giúp nhiều doanh nghiệp giảm giá sản phẩm từ 2 - 5%, thậm chí có nhóm mặt hàng giảm đến 6%.

Với việc thực thi nhiều giải pháp chống giảm phát, kích cầu nền kinh tế được coi là sự can thiệp mạnh mẽ nhất của Nhà nước vào nền kinh tế trong chức năng điều hành vĩ mô của mình kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ lan ra toàn cầu. Vấn đề đang đặt ra hiện nay là để kích cầu nền kinh tế có hiệu quả, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần thiết phải quan tâm đến hai vấn đề, đó là cải cách và giám sát. Theo các chuyên gia kinh tế thì mục tiêu cần phải đạt được không phải chỉ là kích cầu, mà còn phải song song tiến hành cải cách và phải làm quyết liệt hơn, rốt ráo hơn đối với lĩnh vực này như: Công khai minh bạch thông tin đầu tư, cải cách hành chính, mở rộng không gian hoạt động cho DN tư nhân... hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo vị thế bình đẳng giữa các DN, làm tiền đề cho nền kinh tế tiếp tục phát triển. Đi kèm với đó, là xây dựng cơ chế kiểm soát minh bạch với khoản tiền hỗ trợ, đánh giá hiệu quả cụ thể của các DN sau khi nhận các khoản hỗ trợ... Nhiều chuyên gia nhận định, trong năm 2009, Việt Nam không nên quá chú trọng vào tốc độ tăng trưởng cao mà nên coi đây là quãng thời gian chứa đựng cơ hội lớn để đẩy mạnh cải cách, tạo lập các cơ sở thể chế bền vững cho quá trình tăng trưởng lâu dài. Đó là tầm nhìn cho một cuộc chơi lớn.

Để giúp nền kinh tế trụ vững, năm 2009, cần phải tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ thị trường tài chính - tiền tệ và tăng sự linh hoạt trong điều hành. Phải tận dụng thời cơ chấn chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại, bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng… Ngoài ra, trong bối cảnh năm 2009 dự báo có nhiều khó khăn và thách thức gay gắt hơn năm 2008, nhưng nền kinh tế cũng như hoạt động của các DN vẫn có cơ hội sớm phục hồi nếu biết chớp thời cơ, tận dụng tốt cơ hội. Để làm được điều này vừa cần phải đẩy mạnh cải cách, vừa cần phải có biện pháp giám sát để mọi người làm ăn có được cơ hội ngang nhau trong tiếp cận các biện pháp hỗ trợ. Cần có biện pháp mạnh tay để bảo vệ người tiêu dùng, thị trường trong nước trước hàng “dỏm”, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu...

Đặc biệt là đã đến lúc cần thiết phải giám sát chặt hoạt động của các DNNN, nhất là việc sử dụng vốn ngân sách của các tập đoàn, TCty Nhà nước. Cần nói thêm rằng đây cũng chính là một chủ đề khá nóng tại phiên thảo luận hội trường về tình hình, mục tiêu phát triển KT-XH năm 2009 Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII (tổ chức tháng 10/2008). Trong phần đánh giá những thiếu sót, khuyết điểm trong điều hành kinh tế năm 2008, nhiều đại biểu đã đề nghị phân tích thêm hiệu quả đầu tư của khối DNNN, nhất là khi báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói rằng rất khó kiểm soát và đánh giá hoạt động đầu tư của các tập đoàn, TCty Nhà nước, đồng thời cũng khó đánh giá về khả năng trả nợ và đang xem các vấn đề này như một thách thức. Đã có đại biểu đề nghị Quốc hội chọn vấn đề cấp, sử dụng vốn nhà nước ở các tập đoàn, TCty Nhà nước là một nội dung giám sát của năm 2009, nếu được thì tổ chức giám sát vào kỳ họp lần thứ 5, giữa năm 2009.

Câu chuyện giám sát cũng rất thời sự và cấp thiết đối với thị trường chứng khoán Việt Nam đang liên tục ngấp nghé những đáy mới trong những ngày đầu tháng 2/2009. Có thể nói, sự sụt giảm của TTCK trong năm 2008 đã cho thấy sự cần thiết tăng cường vai trò giám sát của cơ quan quản lý TTCK nói riêng, công tác giám sát tài chính nói chung.

Bài học về giám sát thị trường của nhà kinh tế đoạt giải Nobel Hoà bình năm 2006, Muhamad Yunus thích hợp trong trường hợp này. Trả lời phỏng vấn tờ Spiegel (CHLB Đức) về khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, tác giả chương trình cho vay tín dụng nhỏ ở Băng-la-đét nói: “Mỗi ngày chúng ta cần phải nhìn xem liệu có sự phát triển nguy hại nào tồn tại ở đâu không. Nếu phát hiện thấy khiếm khuyết thì phải hành động ngay tức thì. Nếu có gì phát triển nhanh bất thường thì phải chặn lại”.

Những động thái bất thường trên TTCK Việt Nam cũng đặt ra vấn đề về vai trò quản lý và điều hành thị trường của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Giới nghiên cứu đã có lý khi tỏ ra nghi ngờ về tính hợp lý của việc sáp nhập UBCKNN vào Bộ Tài chính. Bằng chứng là sự chậm trễ của cơ quan này trong việc ban hành các giải pháp điều tiết thị trường trong những lúc “nước sôi, lửa bỏng”. Tăng tính độc lập cho UBCKNN sẽ khiến cơ quan này chủ động và có trách nhiệm hơn trong quản lý, điều tiết thị trường cũng như chỉ đạo hoạt động của các Cty chứng khoán.

Minh Ngọc

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Nguyên tắc thẩm tra quyết toán dự án đầu tư công

    (Xây dựng) - Nguyên tắc thẩm tra chi phí đầu tư công là thẩm tra tính tuân thủ các quy định về hợp đồng và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền; loại hợp đồng (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu). Kiểm tra số liệu tổng hợp chi phí và các khoản mục do chủ đầu tư lập trong báo cáo quyết toán.

  • Hà Nam: Thông tin về các gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp

    (Xây dựng) – Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có một số bài viết bàn về tỷ lệ tiết kiệm cho các gói thầu thông qua đấu thầu. Theo đó, liệt kê nhiều tỉnh có tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu thấp, trong đó có tỉnh Hà Nam. Để làm rõ việc này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Hà Nam và một số nhà thầu.

  • Hải quan phối hợp bắt giữ hàng hóa vi phạm ước tính hơn 29 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng

    (Xây dựng) - Luỹ kế 11 tháng năm 2024, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 16.390 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 29.273 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 24 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 157 vụ, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 901,58 tỷ đồng.

  • FTA và tác động của việc thực thi các FTA đến kinh tế Việt Nam

    (Xây dựng) - Chiều 11/12, Học viện Tài chính phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo là diễn đàn để ngành Hải quan trao đổi, thảo luận tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hàng hóa, xuất khẩu nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp và góp phần tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đồng chí Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính đồng chủ trì Hội thảo.

  • Hà Tĩnh: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 55.524 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Sáng 11/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 23 với nhiều nội dung quan trọng: Xem xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc, cấp phép nhiều dự án bất động sản

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã trả lời chất vấn nhiều nội dung quan trọng được cử tri quan tâm như: giải quyết vướng mắc các dự án bất động sản, giải ngân vốn đầu tư công…

Xem thêm
  • Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng mỗi ngày

    (Xây dựng) – Giai đoạn 2021-2024 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ước đạt 117.893 tỷ đồng, bằng 108,4% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025 được giao (kế hoạch giao 108.798 tỷ đồng). Trung bình, mỗi ngày Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng, lọt top đầu những địa phương có số thu cao nhất nước.

    15:03 | 11/12/2024
  • Cà Mau: Chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản thống nhất đề xuất chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thực hiện Gói thầu số 24: Sân vườn, khuôn viên cây xanh thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lao và bệnh Phổi do Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

    14:22 | 11/12/2024
  • Quảng Ngãi xây dựng phương án tăng trưởng cho năm 2025

    (Xây dựng) - Dựa trên kết quả về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; căn cứ dự báo thời cơ, thuận lợi và hạn chế cũng như thách thức, Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng và lựa chọn phương án tăng trưởng năm 2025 để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

    10:58 | 11/12/2024
  • Báo Xây dựng công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023

    (Xây dựng) - Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC; Căn cứ Quyết định 1443/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 1); Căn cứ Quyết định 395/QĐ-BXD ngày 13/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 3), Báo Xây dựng công bố công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, chỉ tiêu theo các phụ lục đính kèm.

    10:52 | 11/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

    10:15 | 11/12/2024
  • Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội

    (Xây dựng) - Nền kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội mạnh mẽ để giải quyết những thách thức về phát triển bền vững. Việt Nam phải hành động thật nhanh, gấp rút chuyển đổi từ lập kế hoạch sang hành động.

    10:14 | 11/12/2024
  • Căn cứ phân cấp dự án đường giao thông

    (Xây dựng) - Ông Trần Trọng Bình (Bắc Giang) hỏi, dự án đường ôtô tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng, trong đó cấu phần đường bộ (tỷ trọng khoảng 70% trong tổng mức đầu tư) và các cầu nhỏ (chiếm khoảng 30% trong tổng mức đầu tư) thì phân vào dự án nhóm B hay C?

    10:11 | 11/12/2024
  • Yên Bái triển khai kế hoạch phát triển năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 10/12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh khoá XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

    09:00 | 11/12/2024
  • Hoạt động kinh doanh nào phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    (Xây dựng) - Công ty bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2012. Năm 2018 có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần (công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

    08:41 | 11/12/2024
  • Có phải hợp pháp hóa lãnh sự quyết định điều chỉnh dự án đầu tư?

    (Xây dựng) - Công ty bà Trần Mai (Đà Nẵng) có 100% vốn nước ngoài, là nhà đầu tư đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam, dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện nay, công ty bà muốn thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư.

    08:37 | 11/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load