Thứ năm 26/12/2024 17:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đứng lên từ “bão” Covid-19, viết tiếp ước mơ…

17:27 | 08/11/2024

(Xây dựng) - Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 Trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cô bé hiểu chuyện viết tiếp ước mơ đi học

Khi dịch Covid-19 ập đến, gia đình bé Yến đang ở trọ trong một căn phòng chỉ tầm 10m2 gần khu công nghiệp Việt Hương, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Bố em qua đời trong đợt dịch căng thẳng nhất. Khi đó Yến học lớp 6, hai em nhỏ sinh đôi lên lớp 2. Mẹ em, chị Quãng Bích Thủy một nách 3 đứa con với đồng lương của một công nhân may, bắt đầu bươn chải vừa vượt qua nỗi đau mất đi người bạn đời, vừa đối mặt với nỗi nhọc nhằn một mình nuôi con.

Đứng lên từ “bão” Covid-19, viết tiếp ước mơ…
Cao Ngọc Yến - 1 trong 16 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19 tại Bình Dương nhận được hỗ trợ từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt.

Thương mẹ vất vả, Yến đã từng đề nghị mẹ cho nghỉ học để ở nhà phụ mẹ. Người mẹ trẻ quyết tâm dù vất vả đến đâu cũng phải cho ba đứa con đến trường. Mỗi ngày ngồi bên máy may từ 10-12 tiếng để kiếm thêm thu nhập lo cho các con, vì thế chị Thủy không có thời gian đưa đón 3 đứa con đến trường. Mẹ con bàn bạc thống nhất, hai em trai của Yến được gửi về Sóc Trăng ở với ông bà để tiếp tục học hành. Yến và mẹ bám trụ lại Bình Dương.

Từ ngày bố mất, Yến như trưởng thành hơn, việc gì em cũng tính toán, nghĩ trước nghĩ sau để san sẻ với mẹ. Hàng ngày Yến đạp xe đến trường, đến trưa khi các bạn ở lại bán trú thì em đạp xe về nhà ăn phần cơm mẹ đã chuẩn bị từ sáng, rồi lại đạp xe tới trường học tiếp ca chiều. Nhờ chịu khó như vậy, bé Yến đã tiết kiệm được cho mẹ khoản đóng góp bán trú.

Chị Thủy cho biết, mọi chi tiêu của bốn mẹ con gói gọn trong gần chục triệu đồng tiền lương của mẹ. Đấy là khi nhà máy có việc, có thể tăng ca đều. Nhưng có giai đoạn nhà máy chỉ nhận làm giờ hành chính, thu nhập càng eo hẹp, hai mẹ con phải nợ tiền thuê trọ.

Đúng thời điểm khó khăn, chắt chiu từng đồng như thế, bé Yến nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt.

“Mỗi sổ tiết kiệm trị giá 60.000.000 đồng, tương đương số tiền hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng và được nhận trong vòng 5 năm. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời với mẹ con tôi. Khoản chi phí này tôi để dành cố định cho việc học tập của bé Yến, để con sẽ không bao giờ phải ngừng lại ước mơ đi học của mình, đó cũng là một trong những hy vọng lớn nhất của tôi”, chị Bích Thủy chia sẻ.

Đứng lên từ “bão” Covid-19, viết tiếp ước mơ…
Khoản hỗ trợ kịp thời và cố định hàng tháng được hai mẹ con dành riêng cho việc học của Yến.

Khoản hỗ trợ kịp thời và cố định hàng tháng đã khiến hai mẹ con Yến vực lại tinh thần để tiếp tục nỗ lực trong cuộc sống còn nhiều khó khăn. Bất cứ khi nào nhà máy tăng sản lượng là chị Thủy đăng ký tăng ca. Còn bé Yến, không để phụ lòng mẹ cũng như sự hỗ trợ của mọi người, em rất tự giác học tập và giúp mẹ việc nhà. Trong khi bạn bè học thêm bồi dưỡng kiến thức, Yến hầu như chỉ tự học. Và thành quả cũng thật xứng đáng khi vừa qua Yến thi đậu lớp 10.

“Con vô cùng biết ơn Quỹ Vì Tầm Vóc Việt đã hỗ trợ cho con khoản sinh hoạt phí hàng tháng. Con biết đây là sự quan tâm, yêu thương của các cô chú trong Quỹ dành cho con, để con tiếp tục học tập theo đuổi ước mơ trở thành một kế toán giỏi. Con sẽ cố gắng có những thành tích tốt để báo cáo với các cô chú”, em Cao Ngọc Yến xúc động chia sẻ.

Chàng trai nhỏ kiên cường

Trịnh Trung Hậu ở xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương là một trong 16 bé ở Bình Dương nhận được sự bảo trợ từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt trong dự án hỗ trợ các em nhỏ chịu thiệt hại do Covid-19. Mẹ mất vì Covid-19, bố đi làm ăn xa, Hậu và chị gái sinh năm 2005 nương tựa với bà ngoại đã ngoài 70 lại sức khỏe yếu.

Đứng lên từ “bão” Covid-19, viết tiếp ước mơ…
Hậu mua sẵn sách để chờ được đi học nhưng năm sau em mới đủ sức khỏe để tới trường…

Năm nay Trịnh Trung Hậu vào lớp 6. Trong khi các bạn đồng trang lứa đang chuẩn bị thi giữa học kỳ 1 thì cậu bé vẫn chưa nhận trường, nhận lớp. Bởi cuối tháng 7, Hậu phải nhập viện cấp cứu vì viêm phổi nặng. Ròng rã hơn 1 tháng trời, em phải chuyển viện từ tuyến huyện, lên tuyến tỉnh rồi Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh. Cận kề ngày khai giảng năm học mới, Hậu được xuất viện. Cậu bé háo hức lắm, nhưng sức khỏe của Hậu chưa đảm bảo để đi học.

Bà ngoại của em cho biết, ngoài bị viêm phổi, Hậu còn bị cùng lúc một số chứng bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng huyết do tụ cầu, tràn dịch màng phổi, nhiễm nấm huyết, huyết khối tĩnh mạch. Được biết, có thời điểm em mê man nhiều ngày, nhưng cậu bé với ý chí kiên cường đã hồi phục, chiến thắng trọng bệnh.

Dù vậy, phải gần 2 tháng sau khi xuất viện, em mới có thể vận động đi lại. Đấy là lý do bà ngoại chưa cho em đi học. Bà nói có lẽ em sẽ nghỉ năm học này để có thời gian bình phục sức khỏe.

Đứng lên từ “bão” Covid-19, viết tiếp ước mơ…
Hậu ghé tai bà nói: “Bài này con làm được nè ngoại”...

Hoàn cảnh ngặt nghèo nhưng Trịnh Trung Hậu rất kiên cường và lạc quan. Hiện nay, sức khỏe của em tiến triển tốt. Khi mát trời, bà cháu lại ra bàn đá trước nhà ngồi lật mở những trang sách mới, rồi cậu bé ghé tai ngoại khoe thật to: “Bài này con làm được nè ngoại”.

Thì ra trước khi nằm viện, vì mong chờ được đến ngôi trường mới, háo hức gặp bạn mới mà Hậu đã thuyết phục chị hai mua đầy đủ bộ sách lớp 6. Nhờ mày mò tự học mà Hậu làm được nhiều bài tập. Khi được hỏi nếu sắp tới được đi học, con có theo kịp các bạn không, cậu bé đăm chiêu nghĩ ngợi giây lát rồi dõng dạc: “Dạ được. Con sẽ tự học mỗi ngày một chút”.

Chị gái của Hậu, em Trịnh Thị Mỹ Như mấy năm nay là lao động chính trong nhà. Dở dang việc học sau Covid-19, Mỹ Như được công ty của mẹ nhận vào làm nhân viên hành chính. Như cho biết, đồng lương của em chỉ đủ lo cho bà cháu cơm cháo qua ngày, nhưng có họ hàng đỡ đần nên cuộc sống cũng đỡ vất vả.

Đáng quý là từ tháng 8/2023, Hậu được Quỹ Vì Tầm Vóc Việt hỗ trợ 1 triệu đồng/ tháng trong 5 năm theo chương trình bảo trợ cho các cháu bị mồ côi vì Covid-19. Ngay từ ngày đầu tiên nhận khoản hỗ trợ này, Mỹ Như xác định đây là khoản tiền dành riêng để phục vụ cho việc học hành của Hậu. Hồi tháng 7 vừa qua, tròn 1 năm nhận được sự bảo trợ này, Như dành số tiền ấy chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồng phục mới cho em trai.

Trải qua trọng bệnh, Hậu thì ngày ngày mong ngóng được đến trường, còn bà ngoại và chị hai mong cho sức khỏe của em hồi phục. Bà nói, tiền học của Hậu đã có khoản hỗ trợ từ Quỹ nên bà không lo Hậu lỡ dở học hành, chỉ mong em khỏe mạnh để sớm trở lại trường.

Đồng hành cùng Chính phủ phòng chống Covid-19, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt phối hợp cùng hai đơn vị là Tập đoàn TH và BAC A BANK hỗ trợ tiền mặt và hiện vật lên đến 109 tỷ đồng - tính đến hết tháng 6/2022, cho tuyến đầu, các bệnh viện và người dân.

Năm 2021, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chương trình gây quỹ "Lan tỏa hạnh phúc đích thực" và một phần kinh phí của hoạt động này được sử dụng nhằm góp phần phòng, chống và khắc phục những hậu quả do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong đó có hoạt động hỗ trợ các em nhỏ mồ côi do Covid-19 như bài viết trên đề cập.

Quỹ đã bảo trợ 43 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong đó riêng tại Bình Dương có 16 em. Đây là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất cả nước trong thời gian đại dịch.

Mỗi sổ tiết kiệm trị giá 60.000.000 đồng, tương đương với số tiền hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng được chuyển thông qua người giám hộ của trẻ trong vòng 5 năm.

Băng Tâm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): Phát động xây dựng các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp

    (Xây dựng) - Sáng 26/12, UBND huyện Đức Thọ tổ chức lễ phát động các công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Tiền Giang: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND Tiền Giang đã ban hành Công văn số 8198/UBND-KT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông. UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng sẵn sàng ứng phó, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

  • Thái Bình: Đề ra một số mục tiêu phát triển trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025 cũng là năm được Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2024 và năm 2025, UBND tỉnh Thái Bình đã đề một số mục tiêu phát triển cụ thể.

  • Kiên Giang: Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ngày 26/12, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Thanh Nhàn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp lần thứ 30.

  • Vĩnh Phúc: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh

    (Xây dựng) - Chiều 25/12, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh và quyết định về công tác cán bộ theo Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 của Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sắp thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các dự án gồm: Gói thầu HC1 thuộc dự án Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; đường song hành Quốc lộ 50 thuộc dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 và cầu Phước Long sẽ thông xe vào ngày 30/12/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load