Thứ năm 03/10/2024 22:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Dự thảo Thông tư về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp

09:08 | 02/10/2024

(Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán độc lập.

Dự thảo Thông tư về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp
Ảnh minh họa.

Theo dự thảo, doanh nghiệp kiểm toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để có nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán và người sử dụng kết quả kiểm toán.

Doanh nghiệp kiểm toán có thể đồng thời vừa thực hiện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán và trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bảo vệ cho doanh nghiệp kiểm toán.

Doanh nghiệp kiểm toán phải thuyết minh chi tiết về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc số trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp hàng năm tại báo cáo tài chính năm được kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán

Doanh nghiệp kiểm toán được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp được dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán được mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán là thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài.

Doanh nghiệp kiểm toán và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm để đảm bảo nếu xảy ra thiệt hại thì mức độ bồi thường theo mức trách nhiệm trong hợp đồng/thỏa thuận giữa các bên nhưng tối thiểu không được thấp hơn mức phí dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán thu được từ khách hàng, đơn vị được kiểm toán tại thời điểm thỏa thuận.

Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán theo chi phí thực tế mua bảo hiểm và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Doanh nghiệp kiểm toán phải luôn duy trì việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong suốt thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích tối thiểu hàng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ kiểm toán (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng).

Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tương đương 10% doanh thu dịch vụ kiểm toán của năm tài chính thì doanh nghiệp kiểm toán không tiếp tục trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp cho năm đó nữa.

Khoản trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả và được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm đạt trên 376 nghìn tỷ đồng

    (Xây dựng) – Chiều 3/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024. Theo đó, 9 tháng đầu năm, Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về hầu hết các lĩnh vực, trong đó tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% theo dự toán.

  • Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm mà tỉnh Quảng Ninh đề ra là tập trung thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm hoàn thành mục tiêu thu hút ít nhất 3 tỷ USD vốn FDI vào địa bàn tỉnh trong năm nay.

  • Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách

    (Xây dựng) - Ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 39,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

  • Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

  • Xây dựng chính sách ràng buộc để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, tới đây, cùng với tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế để trong quá trình thu hút đầu tư sẽ có ràng buộc với doanh nghiệp nước ngoài nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load