Thứ ba 15/10/2024 16:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Dòng chảy “lạ” của tiền: Khi cần tiền, Công ty Thuận Thành tăng mạnh vốn rồi mới vay ngân hàng

14:44 | 24/09/2023

(Xây dựng) - Đang có dòng chảy rất “lạ” từ ngân hàng vào doanh nghiệp. Đó là mỗi lần cần tiền, Công ty Thuận Thành lại tăng sốc vốn của doanh nghiệp và tài sản đảm bảo rồi mới đi vay ngân hàng.

Dòng chảy “lạ” của tiền: Khi cần tiền, Công ty Thuận Thành tăng mạnh vốn rồi mới vay ngân hàng
Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với một ngân hàng giá trị hợp đồng là 800 tỷ đồng vào ngày 21/8/2023 (ảnh minh họa).

Công ty TNHH Đầu tư nhà ở xã hội Thuận Thành (Công ty Thuận Thành) vốn là đơn vị nhỏ trong ngành Bất động sản với vốn điều lệ chỉ đạt hơn 20 tỷ đồng trong nhiều năm liền. Thế nhưng, trước thềm phát hành lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng (ngày 21/8/2023), công ty nhiều lần tăng vốn điều lệ, từ mức chỉ 23,2 tỷ đồng lên 202 tỷ đồng. Nhờ đó, dư nợ trái phiếu/vốn điều lệ giảm mạnh từ 34,5 lần xuống chỉ còn 4 lần.

Không chỉ có vậy, trước khi ký hợp đồng trị giá 800 tỷ đồng với một Ngân hàng, Công ty Thuận Thành đã mạnh tay tăng vốn điều lệ của “tài sản đảm bảo”.

Tăng gấp 6 lần tài sản đảm bảo trước khi vay vốn tại ngân hàng

Ngày 21/8/2023, Công ty Thuận Thành phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng, nhưng thông tin các bên thu xếp vốn không được công bố.

Cụ thể, ngày 21/8/2023, Công ty Thuận Thành ký hợp đồng với một ngân hàng giá trị hợp đồng là 800 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là “Toàn bộ quyền tài sản của Bên bảo đảm phát sinh từ Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2023 ký ngày 02/08/2023 giữa Bên bảo đảm với ông Vũ Việt Cường và các phụ lục Hợp đồng kèm theo (nếu có) liên quan đến việc chuyển nhượng 86,219% phần vốn góp của ông Ông Vũ Việt Cường tại Công ty TNHH Hoàng Gia”.

Thế nhưng, chỉ trước đó 20 ngày, vào ngày 1/8/2023, Công ty Hoàng Gia đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 1.161 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 6 lần). Ở thời điểm này, cơ cấu cổ đông của Công ty TNHH Hoàng Gia bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư nhà ở xã hội Thuận Thành (sở hữu 13,781%, tương đương 160 tỷ đồng) và ông Vũ Việt Cường (sở hữu 86,219%, tương đương 1.001 tỷ đồng).

Với việc chỉ sở hữu lượng cổ phần tương đương 160 tỷ đồng tại Công ty TNHH Hoàng Gia (thậm chí còn đã cầm cố trước đó), Công ty Thuận Thành không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, chỉ sau đó 1 ngày, tức là tới 2/8/2023, ông Vũ Việt Cường đã chuyển nhượng toàn bộ 86,219% cổ phần Công ty TNHH Hoàng Gia của ông cho Công ty Thuận Thành để công ty mang đi làm tài sản đảm bảo. Nếu Công ty TNHH Hoàng Gia không tăng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.161 tỷ đồng trong ngày 1/8 thì tài sản đảm bảo này quá thấp so với khoản vay trị giá 800 tỷ đồng.

Mua tài sản đảm bảo 2 ngày trước khi hợp đồng vay vốn có hiệu lực

Đây không phải lần đầu tiên Công ty Thuận Thành “thần tốc” trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn về tài sản đảm bảo. Trước đó, trong hợp đồng vay với một ngân hàng vào hồi cuối tháng 4/2023, công ty này cũng đã hoàn thiện rất nhanh tài sản đảm bảo.

Cần phải nhấn mạnh rằng, tới cuối tháng 4/2023, vốn điều lệ của Công ty TNHH Hoàng Gia là 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: Ông Nguyễn Văn Trung (sở hữu 70% vốn, tương đương 140 tỷ đồng), ông Vũ Việt Cường (sở hữu 20% vốn, tương đương 40 tỷ đồng) và ông Nguyễn Văn Quế (sở hữu 10% vốn, tương đương 20 tỷ đồng).

Được biết, Công ty TNHH Hoàng Gia không có hoạt động kinh doanh tốt. Dù sở hữu vốn điều lệ hơn 200 tỷ đồng nhưng từ năm 2019 đến 2021, công ty ghi nhận lợi nhuận 0 đồng. Trước đó, năm 2017 và 2018, công ty lỗ 1,4 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Khánh Hòa đôn đốc thu nợ với 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn

    (Xây dựng) – Trong tháng 8/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đôn đốc, thu hồi gần 10,5 tỷ đồng tiền nợ thuế của 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn theo Báo cáo số 158/BC-CTKHH trên địa bàn tỉnh.

    11:39 | 15/10/2024
  • Cần gỡ bỏ “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là một “điểm nghẽn”. Các doanh nghiệp (DN) ngành CNHT mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài.

    10:52 | 15/10/2024
  • Quy định về ủy quyền, phân cấp đầu tư dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Khoản 3 Điều 84 Luật Đầu tư công quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư công.

    09:52 | 15/10/2024
  • Bình Định: Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh trên 370 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh trên diện tích 75ha với tổng mức đầu tư 373,7 tỷ đồng.

    09:48 | 15/10/2024
  • Kon Tum: Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án điện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa có chỉ đạo khẩn đối với các dự án điện trên địa bàn, yêu cầu các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành đúng theo cam kết. Nếu các dự án tiếp tục trì hoãn, tỉnh sẽ thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án.

    08:42 | 15/10/2024
  • Bắc Giang: Tập trung cao cho Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm

    (Xây dựng) - Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/9/2024. Ngay sau đó, dự án đã nhanh chóng được triển khai quyết liệt để sớm đưa vào hoạt động, góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

    08:36 | 15/10/2024
  • Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng nhận được Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum xin hướng dẫn việc thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng.

    08:28 | 15/10/2024
  • Phát triển hạ tầng biên giới - sứ mệnh kết nối của Hà Giang

    (Xây dựng) - Là một tỉnh miền núi kết nối thuận lợi với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, với trên 277 km đường biên giới, đặc điểm này đã mang lại cho Hà Giang lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu.

    07:58 | 15/10/2024
  • An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

    (Xây dựng) - Tỉnh An Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

    07:57 | 15/10/2024
  • Công nghiệp hỗ trợ đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất

    (Xây dựng) - Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu năm 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55 - 60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80 - 85% vào 2045, chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng.

    07:57 | 15/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load