Thứ bảy 14/12/2024 05:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đơn giản hóa hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

08:34 | 24/10/2024

(Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 133/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ngày 10/6/2021 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Đơn giản hóa hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Nghị định số 133/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 Nghị định 58/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập và gửi hồ sơ cấp, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Theo quy định mới, đối với thành phần hồ sơ là bản sao không có chứng thực, không được cấp từ sổ gốc thì công ty thông tin tín dụng xuất trình kèm theo bản chính (bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật) để đối chiếu; người đối chiếu ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Đơn giản hóa hồ sơ

Đồng thời, Nghị định số 133/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định về bản khai lý lịch của từng cá nhân là người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát của công ty thông tin tín dụng trong hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Mục 1, Mục 4 và mục Ghi chú của Mẫu lý lịch tóm tắt tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 58/2021/NĐ-CP theo hướng tách riêng quy định các trường thông tin đối với cá nhân là công dân Việt Nam và cá nhân không phải là công dân Việt Nam.

Cụ thể, đối với công dân Việt Nam phải cung cấp các trường thông tin: Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân; Nơi sinh; Quốc tịch (các quốc tịch hiện có); Địa chỉ đăng ký thường trú; nơi ở hiện tại (trường hợp khác nơi đăng ký thường trú); Tên, địa chỉ và mã số thuế tổ chức mà mình đại diện, tỷ lệ vốn góp, vốn cổ phần được đại diện (trường hợp là người đại diện phần vốn góp, vốn cổ phần); Vợ, chồng, bố mẹ đẻ, con đẻ của người kê khai (Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân (đối với công dân Việt Nam); số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp (đối với cá nhân không phải là công dân Việt Nam)).

Trong đó, đối với các trường thông tin: nơi sinh, quốc tịch, địa chỉ đăng ký thường trú, nơi ở hiện tại, Nghị định 133/2024/NĐ-CP nêu rõ chỉ yêu cầu người khai cung cấp khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ không khai thác được thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với cá nhân không phải là công dân Việt Nam phải cung cấp các trường thông tin: Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; Nơi sinh; Quốc tịch (các quốc tịch hiện có); Địa chỉ đăng ký theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã); Nơi ở hiện nay tại Việt Nam (tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã) (nếu có); Tên, địa chỉ và mã số thuế tổ chức mà mình đại diện, tỷ lệ vốn góp, vốn cổ phần được đại diện (trường hợp là người đại diện phần vốn góp, vốn cổ phần).

Ngoài những nội dung cơ bản trên, người khai có thể bổ sung các nội dung khác nếu thấy cần thiết.

Nghị định số 133/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2024.

Không yêu cầu người dân khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được hình thành, các cơ quan quản lý Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của mình (như cấp phép, thực hiện thủ tục hành chính…) có thể khai thác thông tin cư dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí giấy tờ, thủ tục hành chính cho xã hội.

Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) cũng đặt ra yêu cầu phải rà soát, tái cấu trúc quy trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính. Trong đó, nguyên tắc khi thực hiện thủ tục hành chính là không yêu cầu người dân khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Từ các cơ sở nêu trên, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2021/NĐ-CP là cần thiết, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về việc cắt giảm thủ tục hành chính.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương: Hành trình 28 năm và hướng tới tương lai

    (Xây dựng) - Bình Dương đã trải qua một chặng đường phát triển ấn tượng trong 28 năm qua, vươn mình từ một địa phương còn nhiều khó khăn trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội năng động bậc nhất cả nước. Sự thành công này là kết quả của nhiều yếu tố, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh, đến sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và sự đồng lòng, chung sức của người dân.

  • Cần Thơ: Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp phát triển

    (Xây dựng) - Sáng 13/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.

  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 2.825 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của các tầng lớp nhân dân, thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy giao.

  • Hải Dương: Giải ngân vốn đầu tư công vượt cao so với kế hoạch

    (Xây dựng) – Năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của Hải Dương vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trở thành một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế Hải Dương.

  • Ký kết hợp đồng Gói thầu EPC của dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ: Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • Doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện báo cáo đầu tư thế nào?

    (Xây dựng) - Công ty của bà Trần Thị Thúy Ngọc (Thành phố Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức chuyển nhượng vốn, không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load