Thứ ba 05/11/2024 00:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đổi mới sáng tạo công nghệ - Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng Xanh

14:59 | 04/07/2024

(Xây dựng) – Với sự phát triển, hiện đại hóa năng lượng toàn cầu, khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ ngày càng trở nên cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc các quốc gia trên thế giới phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng sạch và bền vững hơn. Đứng trước thực tế đó, năng lượng tái tạo (NLTT) ra đời và đang được xem là giải pháp, là xu hướng tất yếu của ngành năng lượng trên thế giới. Phát triển nguồn NLTT đang dần chiếm vị trí quan trọng trọng sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước, do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận (như gió, mặt trời…), cũng như góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Đổi mới sáng tạo công nghệ - Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng Xanh
Chuyển dịch năng lượng là xu hướng góp phần định hình tương lai xanh.

Có thể thấy châu Âu cũng như nhiều nước trên thế giới đã rất chú trọng đến vấn đề này. Cụ thể Đức chi 1,5 tỷ Euro cho nghiên cứu và đổi mới ngành năng lượng trong năm 2022 cho nghiên cứu và đổi mới trong lĩnh vực năng lượng. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong việc thúc đẩy chuyển dịch năng lượng và bảo vệ môi trường. Theo công bố báo cáo hàng năm của Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức, đầu tư của nhà nước vào nghiên cứu năng lượng đã tăng 13% so với năm trước đó.

Trong đó Đức đã đầu tư 1,11 tỷ Euro vào 7.365 dự án nghiên cứu hiện hữu và 1.661 dự án nghiên cứu mới. Gần 320 triệu Euro bổ sung đã được cấp cho Hiệp hội Helmholtz, một trong những tổ chức nghiên cứu lớn nhất thế giới. Tổng ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới ngành năng lượng lên tới 1.486 tỷ euro, tăng 75% so với năm 2014.

Theo báo cáo của Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức, đối với khoản đầu tư này, Chính phủ Đức ưu tiên cho những dự án nghiên cứu chuyển dịch năng lượng. Khoảng 52% năng lượng tiêu thụ ở Đức dành cho sưởi ấm và làm mát, và phần lớn nhiên liệu phục vụ sưởi ấm là nhiên liệu hóa thạch. Do đó, những sáng kiến dẫn đến việc mở rộng nhanh chóng công nghệ sưởi ấm và làm mát dựa trên năng lượng tái tạo là cần thiết để cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường.

Mục tiêu của Đức là đến năm 2030, có 80% nguồn cung cấp điện từ các nguồn năng lượng tái tạo và Đức đang đi trên con đường tốt hướng tới mục tiêu này. T.S. Fabian Hartjes, Bí thư thứ hai phụ trách Kinh tế và Ngoại giao khí hậu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi đang đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh triển khai chiến lược hydrogen xanh và giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”.

Nhờ những đổi mới sáng tạo và nghiên cứu công nghệ, hiện nay, Đức là một trong những nước đi đầu thế giới về năng lượng tái tạo. Trong đó, quốc gia này đang đứng thứ 4 toàn cầu về công suất lắp đặt theo bảng xếp hạng toàn cầu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) vào năm 2023, mặc dù chỉ số giờ nắng ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Công nghệ giúp giảm chi phí phát điện từ các nguồn tái tạo

Hiện nay, chi phí sản xuất điện từ các nguồn tái tạo ngày càng cạnh tranh hơn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Theo dữ liệu từ Bloomberg New Energy Finance (Bloomberg NEF) - tổ chức nghiên cứu, tư vấn toàn cầu về lĩnh vực năng lượng sạch, chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE - Levelized Cost of Electricity) của các nhà máy điện mới ở Việt Nam năm 2022 cho thấy xu hướng giảm đáng kể, đặc biệt là ở các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió.

Chi phí sản xuất điện quy dẫn của các nhà máy điện mới theo công nghệ ở Việt Nam năm 2022

Cụ thể, chi phí phát điện quy dẫn của điện mặt trời tại Việt Nam đã giảm mạnh nhờ sự tiến bộ trong công nghệ và sự tăng trưởng của quy mô thị trường. Số liệu của BloombergNEF cho thấy LCOE cho một nhà máy điện mặt trời ở mức 53-105 USD/MWh (theo giá thực tế năm 2022), khiến đây có thể trở thành nguồn phát điện quan trọng mới, rẻ và cạnh tranh nhất tại Việt Nam.

Tương tự đối với các nhà máy điện gió, LCOE của điện gió cũng đã giảm đáng kể, ở mức 65-154 USD/MWh. Công nghệ turbine gió ngày càng hiệu quả, cùng với sự cải thiện trong khâu lắp đặt và bảo trì, đã giúp giảm chi phí tổng thể. Đặc biệt, điện gió ngoài khơi đang trở thành một lĩnh vực tiềm năng lớn với chi phí ngày càng hợp lý và khả năng sản xuất điện ổn định.

Bên cạnh đó, theo ông Philipp Munzinger, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ, công nghệ sản xuất và lưu trữ điện mặt trời đang dẫn đầu thị trường công nghệ năng lượng tái tạo với quy mô ngày càng mở rộng, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư cũng như góp phần an ninh năng lượng và ổn định lưới điện. Do vậy, công nghệ sản xuất và pin lưu trữ điện mặt trời cần có những chính sách để phát triển.

Đầu tư vào công nghệ năng lượng mới tại Việt Nam

Tại diễn đàn “Chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2024”, do Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Sở Công Thương Thành phố Hà Nội, Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ và các đơn vị liên quan tổ chức, các chuyên gia chỉ ra rằng tỷ lệ công suất đặt năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời trong hệ thống điện Việt Nam đã tăng nhanh trong các năm gần đây, và tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian theo các mục tiêu được đề ra trong Quy hoạch điện 8. Sự gia tăng nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi đòi hỏi hệ thống điện cần có tính linh hoạt cao hơn. Ngoài các công nghệ truyền thống, hệ thống điện cần được đầu tư thêm các công nghệ mới để tăng cường tính linh hoạt hệ thống.

Ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho rằng để thúc đẩy công nghệ năng lượng tái tạo tại Việt Nam cần sự hợp tác từ 3 phía là các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, đối tượng áp dụng các chính sách vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Mai Dương cũng nhấn mạnh đến sự hỗ trợ từ đối tác quốc tế trong việc chia sẻ kinh nghiệm chuyển dịch năng lượng nhằm giúp Việt Nam tăng cường năng lực nội địa về công nghệ để chuyển dịch năng lượng thành công.

Đánh giá về triển vọng hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ năng lượng tái tạo với Việt Nam, T.S. Fabian Hartjes cho rằng cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Đức là rất lớn. T.S. Fabian Hartjes chia sẻ: “Tại Đức, chúng tôi có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc tạo ra những công nghệ năng lượng có giá cả phải chăng, phù hợp với thị trường. Chúng tôi đánh giá cao môi trường thu hút đầu tư tại Việt Nam và nhìn thấy những cơ hội kinh doanh tại đây. Các doanh nghiệp Đức sẽ tăng cường đầu tư vào đây và luôn sẵn sàng chia sẻ những công nghệ năng lượng tái tạo với Việt Nam. Những công nghệ đổi mới sáng tạo đã được chứng tỏ là có hiệu quả cao và đã hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển dịch năng lượng của chúng tôi cũng như nhiều nước khác nữa. Các dạng năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng sẽ định hình thế giới mới của chúng ta. Quá trình chuyển dịch năng lượng cần sự hợp tác từ các cơ quan Nhà nước và tư nhân. Chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết để trong tương lai chúng ta có nhiều thành công hơn nữa trong quá trình chuyển dịch năng lượng”, T.S. Fabian Hartjes nhấn mạnh công nghệ là chìa khóa thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.

Bà Vũ Chi Mai, Giám đốc Dự án Năng lượng Sạch, Chi phí hợp lý và An ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE) chia sẻ: “Thông qua sự tài trợ của Chính phủ Đức, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ đang triển khai Dự án Năng lượng Sạch, Chi phí hợp lý và An ninh năng lượng cho các quốc gia Đông Nam Á (CASE) tại bốn nước bao gồm Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, chúng tôi đồng hành cùng Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và tập trung vào việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam nắm bắt xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng. Đó không chỉ là ở việc chuyển giao những công nghệ mới mà còn ở năng lực tiếp nhận thông tin, quản lý dự án và nâng cao năng lực sản xuất các linh, phụ kiện và dịch vụ trong chuỗi giá trị”.

Từ năm 2013, năng lượng trở thành một trong những ưu tiên hợp tác của Chính phủ Đức tại Việt Nam. Chính phủ CHLB Đức đã hỗ trợ Việt Nam thông qua việc cung cấp các nguồn vốn vay ưu đãi, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính nhằm đóng góp vào chiến lược giảm phát thải khí nhà kính và chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Tại cuộc đàm phán Chính phủ Đức – Việt Nam vào tháng 11/2023, Chính phủ Đức cam kết sẽ cung cấp viện trợ phát triển chính thức không hoàn lại 61 triệu Euro cho các lĩnh vực: năng lượng, bảo vệ rừng và đào tạo nghề, giúp nền kinh tế Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

Xem thêm
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng

    (Xây dựng) - Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ nét hơn. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo đang có sự tăng trưởng mạnh, tiếp tục thể hiện rõ vai trò động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế và động lực này sẽ còn duy trì và phát huy trong quý IV/2024.

    12:59 | 04/11/2024
  • Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp

    (Xây dựng) - Luật Doanh nghiệp không quy định về việc công ty hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu sau khi chủ sở hữu rút một phần vốn góp ra khỏi công ty.

    12:57 | 04/11/2024
  • Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Chủ động, tích cực để bứt phá mạnh mẽ

    (Xây dựng) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, 19 Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã có những bước bứt phá mạnh mẽ, đạt được những kết quả ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đời sống, việc làm, thu nhập cho người lao động.

    12:51 | 04/11/2024
  • Quảng Ngãi: Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả vùng

    (Xây dựng) - Tại Quyết định số 1125/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2025, Quảng Ngãi từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên, phụ liệu cho sản xuất tại địa phương, cho toàn vùng và cả nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Tầm nhìn đến năm 2030 phát triển tỉnh trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (về một số chủng loại sản phẩm) cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    11:03 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực, dự báo vượt mục tiêu Quốc hội đề ra

    Với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, rất nhiều đại biểu tin tưởng rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu.

    20:07 | 03/11/2024
  • Cần hoạch định rõ chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập DN

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề then chốt của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

    17:50 | 03/11/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    10:26 | 03/11/2024
  • Tăng cường quản lý chất lượng vật liệu kính xây dựng

    (Xây dựng) – Trước tình trạng nhiều nhà máy sản xuất trong nước như: Kính Chu Lai CFG, kính Việt Nhật VFG, kính Bình Dương VIFG... sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Một trong số nguyên nhân là do việc cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá từ các loại kính nhập khẩu. Việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ gỡ khó, bảo vệ và tạo sức bật cho nhiều nhà máy sản xuất kính trong nước.

    10:21 | 03/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load