Thứ sáu 07/02/2025 02:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Đôi điều về chuyện xây tượng đài

16:29 | 13/06/2017

(Xây dựng) - Hiện ngành văn hóa vẫn chưa có thống kê cụ thể, công khai xem cả nước có bao nhiêu tượng đài, tổng kinh phí đầu tư xây dựng là bao nhiêu. Đây là điều mà xã hội rất quan tâm. Còn theo một số chuyên gia trong lĩnh vực này, thì ước tính, hiện trên cả nước có khoảng hơn 400 tượng đài, với vốn đầu tư từ chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng, đấy là chưa tính những dự án tượng đài chuẩn bị xây dựng với vốn đầu tư lên đến cả hơn ngàn tỷ đồng.

doi dieu ve chuyen xay tuong dai
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.

1. Khoảng 15 năm trở lại đây, phong trào lập dự án xây dựng tượng đài, biểu tượng nở rộ trên khắp các tỉnh thành cả nước. Và đặc biệt là các tượng đài càng có xu hướng hoành tráng, cao to với vốn đầu tư rất lớn từ vài chục đến cả ngàn tỷ đồng?! Đây là điều rất đáng để suy nghĩ.

Việt Nam vốn không có truyền thống làm tượng đài, mà chỉ có tượng thờ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tượng đài bắt đầu du nhập vào Việt Nam theo xu hướng tượng đài của Liên Xô và Trung Quốc, để phục vụ công tác tuyên truyền, vinh danh chiến thắng. Tượng đài giai đoạn này chưa nhiều, được sáng tác theo trường phái biểu hiện, tả chân, quy mô - khối tích nhỏ, vừa phải, giản dị, không cầu kỳ, khoa trương. Vào những năm 90 của thế kỷ trước cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của đất nước, tượng đài được xây dựng rộng khắp trên cả nước. Không tỉnh, thành nào là không có tượng đài. Hiện ngành văn hóa vẫn chưa có thống kê cụ thể, công khai xem cả nước có bao nhiêu tượng đài, tổng kinh phí đầu tư xây dựng là bao nhiêu. Đây là điều mà xã hội rất quan tâm. Còn theo một số chuyên gia trong lĩnh vực này, thì ước tính, hiện trên cả nước có khoảng hơn 400 tượng đài, với vốn đầu tư từ chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng, đấy là chưa tính những dự án tượng đài chuẩn bị xây dựng với vốn đầu tư lên đến cả hơn ngàn tỷ đồng.

2. Tượng đài là loại hình nghệ thuật điêu khắc đặc biệt, có tính biểu đạt cao vốn đầu tư lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng trong xã hội. Vì thế, việc xây dựng tượng đài dù với mục đích gì cũng phải được cấp có thẩm quyền xem xét thấu đáo. Việt Nam là nước nghèo nhưng lại xây dựng rất nhiều tượng đài trong một thời gian ngắn theo kiểu phong trào là điều không bình thường so với nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng trong hàng trăm tượng đài được xây dựng kia liệu có mấy tượng đài được gọi là tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, là điểm nhấn của đô thị và có tác dụng tuyên truyền, nâng cao thẩm mỹ cho nhân dân.

Tại sao như vậy?

Thứ nhất, chúng ta tuy có một đội ngũ họa sĩ, điêu khắc gia đông đảo, nhưng người có kinh nghiệm, chuyên sáng tác thể loại này lại không nhiều, càng hiếm có tài năng.

Thứ hai, nhiều vị trí đặt tượng đài trong các thành phố không phù hợp với cảnh quan kiến trúc đô thị bởi sự thiếu kết hợp trong lập quy hoạch xây dựng với chủ trương xây dựng tượng đài. Chất lượng xây dựng tượng đài rất kém do thi công ẩu, thất thoát lãng phí vật tư (?!), công nghệ chế tác hiện đại không có. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các hiệp thợ, làng nghề (đúc đồng, tạo khuôn…). Mà điển hình là sự xuống cấp, hư hỏng của tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ; hay chuyện tượng đài ở Quảng Ninh bị sét đánh vỡ…

Và cuối cùng, việc quyết định chủ trương xây dựng tượng đài thường theo ý chí chủ quan của lãnh đạo, mà không xuất phát từ ý nguyện của cộng đồng, khả năng kinh tế. Gần đây, dự án tháp Thái Bình (cao 126m, vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng) hay Cổng tỉnh Quảng Ninh bằng thép (cao từ 38 - 43m, vốn đầu tư 198 tỷ), rồi dự án xây dựng tượng đài có vốn đề nghị lên tới 1.400 tỷ của tỉnh Sơn La làm xôn xao dư luận là những ví dụ sinh động. Thậm chí tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam được xây dựng với tổng vốn đầu tư lên tới 411 tỷ đồng, là công trình điêu khắc đã được trao giải Vàng, tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc gia 2015, cũng không tránh khỏi những băn khoăn của xã hội về quy mô và tiền đầu tư, trong khi đời sống của hàng trăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam và trên cả nước còn khó khăn, cho dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.

3. Tượng đài được xây dựng dù với mục đích gì thì cũng phải có giá trị về nội dung, giá trị về nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Những ai đã từng sống, học tập, làm việc và đã đến Liên Xô không thể không thán phục trước nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao của tượng đài Xô Viết. Như tượng đài Công - Nông cao của nữ điêu khắc gia lừng danh Vera Ignatyevna Mukhina được xây dựng vào năm 1937, cao 24,5m đặt tại Cổng phía Bắc Trung tâm Triển lãm kinh tế quốc dân ở Moskva (Liên Xô). Dẫu trải qua 80 năm (sau hai lần trùng tu) hiện tượng đài Công-Nông vẫn đứng sừng sững với biểu tượng bất tử tại nơi này đã đổi tên thành Trung tâm triển lãm Quốc gia Nga. Hay quần thể tượng đài Mẹ Tổ quốc cao 86m, trên đồi Mamaev ở Volgagrat, của nhà điêu khắc bậc thầy Vera Ignatyevna Mukhina, tác giả của nhiều tượng đài nổi tiếng xây dựng thời Xô Viết.

Hiện nay ở nước ta phần lớn tượng đài được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, việc xây dựng tượng đài loại này cũng đang bị biến tướng thành những dự án quy hoạch kiến trúc “ăn theo” rất hoành tráng với diện tích từ vài héc-ta đến hàng chục héc-ta cùng nhiều hạng mục công trình, và tất nhiên, kèm theo đó là số tiền đầu tư ngày càng lớn. Chính vì thế mới hiểu, tại sao Tượng đài Bác Hồ ở quảng trường Trụ sở UBND TP.HCM, cao 7,2m với kinh phí đầu tư 7 tỷ đồng (khánh thành ngày 19/5/2015), một tác phẩm khá thành công về nghệ thuật, lại được nhân dân TP và xã hội đánh giá cao.

Nước ta còn nghèo, nhiều địa phương còn khó khăn. Cuộc sống của nhân dân ở nhiều nơi còn thiếu thốn. Việc xây dựng tượng đài, biểu tượng… dù dưới hình thức gì thì cũng cần phải được quản lý chặt chẽ. Hiện đang có xu hướng xã hội hóa trong xây dựng tượng đài. Nhưng dù tiền Nhà nước hay tiền có được từ việc xã hội hóa thì cũng là tiền của dân. Xây dựng tượng đài tràn lan không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn làm nghèo văn hóa.

KTS Phạm Thanh Tùng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bước vào kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) - Mùa Xuân Ất Tỵ cả nước háo hức với luồng gió mới của hành trình cách mạng mới, dân tộc ta, đất nước ta vững vàng và tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển đất nước.

  • Giảm phiền hà từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  • Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

    Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát, và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm
  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

    11:17 | 14/09/2024
  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    09:57 | 04/09/2024
  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

    10:42 | 02/09/2024
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load