Độc lạ ngôi nhà dùng hồ cá làm 'bóng đèn' chiếu sáng cho không gian
09:05 | 28/02/2023
Thay vì làm đáy bể cá trong nhà hoàn toàn bằng bê tông, KTS sử dụng đáy kính để mang lại nhiều ánh sáng tự nhiên hơn cho khu vực tiếp khách tạm thời ở tầng trệt, vì thế bể cá có chức năng giống như một chiếc bóng đèn để thắp sáng không gian ngôi nhà.
Ngôi nhà này có diện tích 5m x 20m, là nơi sinh sống của 5 người. Để giải quyết vấn đề về ánh sáng và thông gió, kiến trúc sư (KTS) chia ngôi nhà thành ba phần: Trước, sau và hy sinh một khoảng không gian lớn ở giữa để có thể lấy ánh sáng và gió vào nhà.
Tại tầng trệt, ở ngoài cùng là khu để xe, không gian này được ngăn cách với không gian sống bằng một bức tường gạch vì nó chứa rất nhiều chất độc hại từ xe cộ. Sâu hơn bên trong là cửa kính để dễ dàng kiểm soát gió và tầm nhìn. Ở giữa là khu vực tiếp khách và khu giặt giũ. Cuối cùng là giếng trời nhỏ để đối lưu không khí và phơi đồ.
Tầng 1 được bố trí phòng sinh hoạt chung, bếp ăn phía trước và 1 phòng ngủ nhỏ phía sau. Giữa 2 khu vực này là bể cá và không gian cây xanh, giúp không gian sinh hoạt chung gần gũi với thiên nhiên hơn.
Việc làm bể cá cũng là một biện pháp vật lý để giảm nhiệt cũng như giải tỏa tâm lý cho người ở. Ở giữa bể cá, thay vì hoàn toàn bằng bê tông, KTS sử dụng đáy kính để mang lại nhiều ánh sáng tự nhiên hơn cho khu vực tiếp khách tạm thời ở tầng trệt, vì thế bể cá có chức năng giống như một chiếc bóng đèn để thắp sáng không gian.
Tầng 2 và tầng 3 bố trí phòng ngủ lớn phía trước, phòng ngủ nhỏ bố trí phía sau. Hai không gian này được nối với nhau bằng một hành lang. Ở giữa là giếng trời lớn xuyên suốt từ tầng 4 đến tầng trệt. Xung quanh giếng trời này, KTS bố trí rất nhiều cây xanh.
Điểm đặc biệt của ngôi nhà là phòng ngủ và phòng vệ sinh đều được lấy ánh sáng trực tiếp, đây là cách sử dụng thiết thực cũng như rất tốt cho sức khỏe.
Trên tầng 4, có một khu vườn trồng cây ăn quả nhỏ để thư giãn và làm nơi ăn uống riêng tư của gia đình. Ở không gian này, KTS sử dụng cây xanh và sàn gỗ như một cách để chống nóng cho các tầng dưới.
Trên Mái, KTS sử dụng tấm chống nóng XPS trên nền bê tông để bảo vệ và chống nóng hiệu quả. Đối với phần mái kính phía trên giếng trời, KTS sử dụng kính cách nhiệt, hạn chế tia UV có hại chiếu vào nhà nhưng vẫn tận dụng được tối đa nguồn sáng. Mái che này có thể tự động đóng mở tùy theo điều kiện thời tiết. Toàn bộ hệ thống tưới cây là tự động giúp giảm thời gian và công sức.
Ở cổng chính của ngôi nhà, KTS cũng sử dụng nhiều vật liệu địa phương như gạch nung, đá ong và kết hợp với cây xanh tạo nét độc đáo riêng.
Nằm độc lập trên một hòn đảo, căn dinh thự có tên 'The Terraces' hiện được rao bán với giá 200 triệu USD và trở thành bất động sản có giá trị cao nhất tại Caribbean.
Ý tưởng xây dựng nhà nổi này được sử dụng rộng rãi khắp Đông Nam Á do chi phí và kỹ thuật tiết kiệm, dễ dàng, trong khi vẫn đảm bảo tuân theo hình thức và phương pháp hiện đại, không cần kỹ thuật đặc biệt.
Các kiến trúc sư lựa chọn giải pháp là chia nhỏ kiến trúc của ngôi nhà làm nhiều phần, đưa sân vườn, hồ nước xen kẽ vào công trình giúp con người tiếp xúc với thiên nhiên, lưu thông không khí tốt hơn.
Ngôi nhà được thiết kế có mặt tiền gồm lớp gạch bê tông bên ngoài để chắn tầm nhìn với chức năng an ninh, lớp tiếp theo là khoảng thông tầng và sân vườn để tránh ảnh hưởng tiếng ồn của phương tiện giao thông bên ngoài và bức xạ mặt trời.
Ngôi nhà được hoàn thành vào năm 1917 dưới bàn tay của nữ kiến trúc sư trứ danh Julia Morgan. Người bán thậm chí còn chi thêm 10 triệu USD để trang hoàng lại nơi này.
Ngôi nhà do kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền cùng cộng sự thiết kế có mặt tiền khá lạ với gạch mộc đỏ xếp chồng, tạo ra những lỗ thoáng hút gió, đồng thời giúp cản nắng phía Tây.
Nằm giữa khu đô thị mới ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, căn nhà mang tên gọi "Cái tổ ngói" trở thành điểm nhấn nổi bật khác hẳn những công trình xung quanh.