Thứ hai 02/12/2024 04:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Doanh nghiệp ngành Xây dựng tại Quảng Nam đề nghị xác định giá liên sở cần phải sát với thực tế

14:33 | 27/02/2024

(Xây dựng) - Nhóm doanh nghiệp về xây dựng tại Quảng Nam kiến nghị, đề xuất cần xác định giá nguyên vật liệu theo giá liên sở cần phải sát với thực tế và khảo sát các mỏ vật liệu còn hoạt động hay hết hoạt động để xác định giá liên sở hàng tháng, không phải theo quý như hiện nay. Đồng thời xác định lại giá cước phí vận chuyển vật liệu phù hợp thực tế và đề xuất định mức, đơn giá nhân công cần phải xác định lại tính đặc thù vùng núi, trung du, đồng bằng để đảm bảo mức chi phí…

Doanh nghiệp ngành Xây dựng tại Quảng Nam đề nghị xác định giá liên sở cần phải sát với thực tế
Doanh nghiệp xây dựng tại Quảng Nam cho rằng địa phương nên xem xét, xác định giá nguyên vật liệu theo giá liên sở cần phải sát với thực tế

Doanh nghiệp xây dựng bị lỗ vì trượt giá vật liệu, nhân công

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam vừa báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh về những vướng mắc, khó khăn của nhóm doanh nghiệp xây dựng và bất động sản; trong đó có nhiều đề xuất tháo gỡ từ Chính phủ và các cấp Bộ, ngành Trung ương.

Cụ thể, nhóm doanh nghiệp xây dựng cho rằng trong giai đoạn 2020-2023, tình hình dịch Covid-19 khiến việc sản xuất kinh doanh đình trệ, các chính sách hỗ trợ vay vốn ngân hàng, giảm thuế, giảm thời gian nộp thuế chưa được thực hiện. Ngoài ra, các công trình, dự án xây lắp thì giá sắt, thép tăng đột biến 20-30%, giá nhiên liệu tăng dẫn đến cước phí vận chuyển tăng so với dự toán, một số công trình, dự án hợp đồng theo giá cố định không được nhà nước điều chỉnh giá và bị lỗ nặng. Ngoài ra, giá nhân công theo định mức xây dựng quá thấp so với thực tế, các mỏ vật liệu đất đá, cát để phục vụ thi công bị khan hiếm, nguồn cung không đáp ứng cầu do đó doanh nghiệp phải mua giá cao để đáp ứng tiến độ dự án.

Từ đó, nhóm doanh nghiệp về xây dựng kiến nghị, đề xuất cần xác định giá nguyên vật liệu theo giá liên sở cần phải sát với thực tế và khảo sát các mỏ vật liệu còn hoạt động hay hết hoạt động để xác định giá liên sở hàng tháng, không phải theo quý như hiện nay. Đồng thời xác định lại giá cước phí vận chuyển vật liệu phù hợp thực tế (cước vận chuyển theo Quyết định 242 ngày 31/12/2021 là quá thấp).

Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp này cũng đề xuất định mức và đơn giá nhân công như hiện này còn thấp, cần phải xác định lại tính đặc thù vùng núi, trung du, đồng bằng để đảm bảo mức chi phí…

Công tác đấu thầu các mỏ vật liệu đá, cát, đất cần tháo gỡ các thủ tục, rút ngắn thời gian đấu thầu để đáp ứng nhu cầu vật liệu thi công các công trình dự án kịp thời và bình ổn giá. Đề nghị UBND tỉnh xem xét cho chủ trương điều chỉnh giá thép do biến động tăng cao đối với một số hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc hợp đồng trọn gói.

Doanh nghiệp ngành Xây dựng tại Quảng Nam đề nghị xác định giá liên sở cần phải sát với thực tế
Doanh nghiệp bất động sản tại Quảng Nam đang gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng khi người dân không đồng thuận trong việc thực hiện dự án

Doanh nghiệp bất động sản gặp khó về giải phóng mặt bằng

Trong khi đó, nhóm các doanh nghiệp bất động sản cho hay hiện nay đang gặp phải vô vàn khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Các nguyên nhân gồm việc các hộ dân ảnh hưởng đất nông nghiệp nhưng yêu cầu bố trí đất tái định cư, dù đã tổ chức họp vận động, đối thoại nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Các trường hợp tranh chấp đất đai rất khó giải quyết, các hộ dân không đồng ý hòa giải nên thủ tục thu hồi đất cũng gặp nhiều khó khăn.

Quy trình, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Nhiều trường hợp đã có quyết định cưỡng chế thu hồi đất cách đây một năm nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa triển khai thực hiện cưỡng chế…

Đơn giá bồi thường cho các hộ dân theo quy định hiện nay là quá thấp, dẫn đến việc không nhận được sự đồng thuận của các hộ dân bị vướng GPMB tại các dự án, các hộ dân không đồng ý theo phương án được duyệt, không nhận tiền bồi thường và đòi hỏi với mức giá cao gấp 5-7 lần so với giá quy định…

Từ đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản kiến nghị các cơ chế chính sách đối với dự án bất động sản cần phải có tính ổn định lâu dài; đối với những dự án đã thực hiện theo cơ chế, chính sách quy định cũ thì vẫn giữ nguyên, không bắt buộc thay đổi theo quy định mới, có như vậy nhà đầu tư mới yên tâm đầu tư.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chủ trương để hệ thông ngân hàng cấp dưới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được nâng hạn mức vay vốn, tháo gỡ khó khăn nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay về vay vốn bất động sản và lãi suất vay, tái cấu trúc nợ cho doanh nghiệp bất động sản.

Cần có chính sách giảm thuế, giãn nợ thuế để doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do thị trường đóng băng không khai thác được quỹ đất.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng có cơ chế cho vay đối với công trình có nguồn vốn đầu tư công thì định mức cho vay theo khối lượng giá trị đã được nghiệm thu (do tài sản thế chấp để vay của doanh nghiệp không đủ theo điều kiện của ngân hàng).

Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ đầu tư Quảng Nam có cơ chế cho vay vốn làm nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội bằng hình thức thế chấp dự án vì doanh nghiệp không đủ tài sản để thế chấp...

Trước những kiến nghị, đề xuất của Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã có công văn gửi các Sở, ban ngành cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhóm doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan căn cứ nội dung kiến nghị, đề xuất về các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhóm doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên địa bàn tỉnh của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Các đơn vị phải chủ động nghiên cứu, xem xét các nội dung có liên quan đến lĩnh vực của ngành, địa phương theo dõi, phụ trách để triển khai thực hiện, giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định. Đối với các nội dung vượt thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ trì có trách nhiệm đề xuất, tham mưu UBND tỉnh hướng giải quyết cụ thể, đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình phát triển chung của tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị báo cáo rõ về tiến độ, kết quả, thời gian giải quyết, hoàn thành đối với từng nội dung và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 29/2/2024 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Sở, Ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và báo cáo theo đúng thời gian quy định.

Thanh Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tập đoàn Phúc Sơn sẽ tiếp tục triển khai 2 dự án tại Khánh Hòa

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện 2 dự án còn dang dở tại thành phố Nha Trang là nút giao Ngọc Hội và đường Vành đai 2.

  • Quảng Ngãi: Thị xã Đức Phổ đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Thị ủy Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực.

  • Quảng Ngãi triển khai nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Thời gian còn lại của năm 2024 không nhiều, trong khi đó tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của địa phương đang còn thấp; do đó tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các chủ đầu tư phải tập trung nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân.

  • Thanh Hóa: Chấp thuận dự án nhà máy may mặc, da giày xuất khẩu 56 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4709/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc, da giày xuất khẩu và phụ kiện ngành Dệt may tại xã Minh Khôi, huyện Nông Cống.

  • Nhà thầu Việt sẵn sàng tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    (Xây dựng) – Ngày 30/11, tại Chương trình “Cafe nhà thầu xây dựng” lần thứ 4 do Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) chủ trì tổ chức, các nhà thầu Việt đã tập trung vào cơ hội khi chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Quốc hội chính thức thông qua. Đây là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước với sơ bộ tổng mức đầu tư lên đến 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

  • Long An: Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Sơn ký ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư nghiêm túc triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 theo Công điện 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024, Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08/8/2024, Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 08/10/2024, Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 07/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư năm 2024 đạt 100% kế hoạch.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load