Thứ sáu 26/04/2024 16:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đô thị cho khu công nghiệp

10:57 | 04/08/2020

(Xây dưng) - Tại cuộc họp báo cách đây ít ngày, ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) Hà Nội xác nhận, 15/30 DN Nhật Bản được hỗ trợ kinh phí trong dự án đa dạng chuỗi cung ứng sang ASEAN đã chọn Việt Nam là điểm đến.

do thi cho khu cong nghiep
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Để hấp dẫn các nhà đầu tư FDI khó tính ấy không hề dễ dàng trong khi cuộc cạnh tranh trong khối ASEAN ngày càng khốc liệt, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, trong đó, việc phát triển khu đô thị hỗ trợ cho KCN là một ví dụ.

Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế (có hiệu lực từ 10/7/2018) đã cho phép quy hoạch và phát triển KCN - đô thị - dịch vụ. Đây là bước đi quan trọng mở ra một hướng đi để thu hút lao động và giải quyết nhu cầu an sinh của người lao động tại các KCN.

Đã từ nhiều năm nay, các KCN của Việt Nam vẫn thường được sinh ra theo những quy hoạch độc lập. Phần vì e ngại KCN gắn với khu dân cư sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an sinh xã hội; phần nữa cũng chẳng có mấy nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính để gánh cả hai vai trong lĩnh vực này.

Nay muốn “dọn ổ để đón đại bàng” trong lĩnh vực FDI, một trong những hấp dẫn thiết yếu với các nhà đầu tư nước ngoài, đó là có một hạ tầng xã hội vừa đủ quy mô bên cạnh để hỗ trợ “phần mềm” cho KCN, đó là chăm sóc nguồn nhân lực bền vững.

Có 4 mục tiêu được đặt ra khi xây dựng KCN-đô thị-dịch vụ:

Thứ nhất, hình thành khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN, gắn kết giữa phát triển KCN với quá trình đô thị hóa tại các địa phương.

Thứ hai, giải quyết vấn đề nhà ở, công trình văn hóa, thể thao và các tiện ích xã hội khác đảm bảo cuộc sống của công nhân trong KCN, phát triển KCN theo hướng bền vững.

Thứ ba, góp phần phân bố dân cư hợp lý tại các địa bàn trọng điểm tập trung nhiều KCN, phát triển các khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.

Thứ tư, hình thành khu vực công nghiệp, đô thị, dịch vụ với môi trường sinh sống, làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, tiện ích cho người dân, người lao động; hướng tới phát triển thành các thành phố công nghiệp, đô thị thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, có người lo lắng rằng, muốn “dọn ổ cho đại bàng” thì cũng phải có các nhà đầu tư tầm cỡ, chứ nếu dùng nguồn lực của cả một đàn chim sẻ thì muôn đời cũng chỉ là những tổ chim sẻ gom góp lại mà thôi!

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load