Thứ sáu 27/09/2024 07:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Điều chỉnh quy hoạch chung TP Sa Đéc, Đồng Tháp

22:53 | 27/07/2017

(Xây dựng) – Chiều 27/7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã chủ trì cuộc họp về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều nội dung quan trọng.

Dự Hội nghị có đại diện của Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng, Chủ tịch UBND TP Sa Đéc Võ Thanh Tùng và các chuyên gia, kiến trúc sư đến từ Pháp.


Toàn cảnh cuộc họp. (Ảnh: Trần Đình Hà)

TP Sa Đéc có diện tích khoảng 5.911ha và dân số khoảng 105.000 người, các đơn vị hành chính bao gồm 6 phường và 3 xã. Lịch sử của TP đã có gần 300 năm, nhờ vào vị trí địa lý đặc biệt, đất đai phì nhiêu, giao thông thuận lợi đã tạo ra lợi thế cho TP Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất, lẫn trung tâm tập kết luân chuyển hàng hóa thông qua đường thủy cung cấp cho miền Đông Nam Bộ và xuất khẩu với Campuchia.

Định hướng phát triển cho TP Sa Đéc trong giai đoạn tới trở thành đô thị loại II và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Đồng Tháp, phù hợp với định hướng quy hoạch hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Do đó, việc lập Quy hoạch chung TP Sa Đéc là hết sức cần thiết.

Việc điều chỉnh quy hoạch từ đồ án quy hoạch chung mức đô thị thành đồ án quy hoạch chung mức độ thành phố thuộc tỉnh sẽ xác định lại mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để từ đó tìm ra mô hình phát triển phù hợp, tạo tiền đề phát triển bền vững trong tương lai.

Bên cạnh đó, điều chỉnh quy hoạch cũng là cơ hội để giúp giảm thiểu các thách thức, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từ đó giúp thu hút đầu tư phát triển nhờ giảm thiểu việc sản xuất manh mún, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, tạo điều kiện phát triển cho hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Quỹ đất xây dựng đô thị chiếm 1.483,50ha, đạt bình quân 141,53m2/người. Trong đó, đất chiếm dụng chiếm 1.175,28ha đạt bình quân 112,13m2/người; đất ngoài dân dụng chiếm 308,22ha. Đất sản xuất phi nông nghiệp chiếm 193,39ha, trong đó có đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 188,67ha và đất thương mại dịch vụ chiếm 4,72ha.

Quy hoạch sử dụng đất, cụ thể là hạ tầng giao thông đến năm 2025 từng bước sẽ được phát triển đồng bộ khung giao thông ra ngoài vành đai 1, làm cơ sở cho việc hình thành vành đai phát triển đô thị mới và khung giao thông đối ngoại. Hệ thống công trình dịch vụ đô thị cũng sẽ được cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới các mảng xanh cảnh quan ven sông rạch, cung cấp không gian nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe thường xuyên cho cộng đồng.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiếp tục hoàn thiện các khu đô thị trên các khu vực dự trữ, đáp ứng nhu cầu nhà ở mỗi ngày một tăng, phát triển mở rộng khu đô thị đầu mối kinh tế nông sản – thực phẩm về phía Nam. Gia tăng mật độ, kiểm soát xây dựng và thiết kế đô thị chặt chẽ đối với các khu vực tiếp giáp khu đô thị xanh, nhằm khai thác cảnh quan sử dụng đất rất cao quanh khu vực này, đồng thời tạo ra hình ảnh bản sắc đặc trưng cho đô thị - “vườn hoa giữa lòng thành phố”.

Ý kiến từ các Cục, Vụ cho rằng cần xem xét lại vấn đề dân số và động lực để tăng dân số trong các năm tới. Giao thông cần xác định rõ 4 hệ thống đường, cấp nước cần rời ra ngoài đô thị để tránh ô nhiễm, bên cạnh đó cũng nên cân nhắc vấn đề mở rộng nghĩa trang và xử lý chất thải rắn.

Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn kết luận phần đánh giá hiện trạng trong bản đề án chưa thực sự chi tiết, nên có đề cương đánh giá hiện trạng về phân bố không gian hiện nay của TP Sa Đéc để định hướng được những ưu nhược điểm phát triển tự nhiên. Hiện trạng về hạ tầng nhất là giao thông cần thể hiện rõ ràng trong bản vẽ. Định hướng không gian cần chia ra thành các khu vực. Bên cạnh đó, cần tận dụng các quỹ đất vốn có để tránh lãng phí.

Chủ tịch UBND TP Sa Đéc và đơn vị lập bản đồ án tiếp thu ý kiến, cảm ơn đánh giá của Thứ trưởng và đại diện các Cục, Vụ. Sau cuộc họp này đơn vị lập dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện bản đồ án hoàn chỉnh hơn.

Hà Đào

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bài 1: Hạ tầng hoàn thiện, đô thị cất cánh

    LTS: Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây được xem là “Kim chỉ nam” để địa phương này đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, là trung tâm phát triển năng động, dẫn đầu về khoa học công nghệ, công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Hạ tầng đô thị phát triển thông minh, bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm an ninh xã hội, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại hóa, liên kết phát triển với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ.

    09:18 | 24/09/2024
  • Hậu Giang: Lập đồ án Quy hoạch Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong gần 3.000ha

    (Xây dựng) – Ngày 23/9, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Công văn số 1336/UBND-NCTH về chủ trương lập đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong. Theo Công văn này, UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư lập đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong, với quy mô diện tích khoảng 2.945ha.

    22:54 | 23/09/2024
  • Phát triển kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển

    (Xây dựng) – Để hưởng ứng Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, Viện Kiến trúc Quốc gia sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển” tại thành phố Đà Nẵng vào ngày 27/9.

    20:41 | 23/09/2024
  • Lục Nam (Bắc Giang): Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư số 1 xã Chu Điện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư số 1, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, tỷ lệ 1/500.

    15:18 | 23/09/2024
  • Thi tuyển phương án kiến trúc dự án xây dựng trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Thái Nguyên

    (Xây dựng) - Nhằm lựa chọn được phương án kiến trúc tối ưu, đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc, quy hoạch, văn hóa, hiệu quả kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường trong thiết kế xây dựng công trình, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức mời tham gia thi tuyển phương án kiến trúc xây dựng trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Thái Nguyên.

    23:18 | 21/09/2024
  • Hậu Giang:  Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Cây Dương

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Cây Dương (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đến năm 2040. Quy hoạch chung đô thị Cây Dương có diện tích 1.494,44ha; Dự báo dân số đến năm 2040 là 50.000 người.

    15:46 | 21/09/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường đê Tả Hồng đoạn thuộc địa bàn huyện Đông Anh

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 4849/QĐ-UBND ngày 17/9/2024 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường đê Tả Hồng đoạn thuộc địa bàn huyện Đông Anh, tỷ lệ 1/500.

    09:04 | 21/09/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1015/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).

    08:45 | 21/09/2024
  • Quy hoạch đô thị Bắc Ninh: Bản sắc Kinh Bắc vươn tầm đô thị hiện đại

    (Xây dựng) - Với những thành tựu đáng kể sau hơn 27 năm từ khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh đang chuyển mình với mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2027 và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mở ra những cơ hội phát triển mới và những đột phá chiến lược cho tỉnh.

    08:00 | 21/09/2024
  • Bài 2: Bản hòa ca giữa kiến trúc bản địa và hiện đại

    (Xây dựng) – Một quốc gia hưng thịnh là quốc gia mà các nhóm cộng đồng đều mạnh, phải giữ được nét văn hóa, giữ được bản sắc riêng, vì nó là nền tảng căn cốt. Bảo tồn một ngôi nhà hay không gian sống truyền thống của mỗi dân tộc, không chỉ nằm trong giá trị bảo tồn tiện nghi sống mà còn là sự kết nối dòng chảy văn hoá, tâm linh minh triết của tổ tiên. Vẻ đẹp chân chất, mộc mạc từ cảnh quan đến con người của bà con đồng bào Tây Bắc chính là viên ngọc sáng của đại ngàn. Chỉ khi Tây Bắc hiểu được vẻ đẹp của chính mình, mới có thể đứng vững trước những xoay vần, thách thức của thời cuộc.

    23:28 | 20/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load