Thứ bảy 18/01/2025 10:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

10:56 | 19/04/2023

Những bức ảnh màu chụp trên nền kính về Hà Nội do Léon Busy thực hiện từ 1915 - 1921 thể hiện diện mạo một Hà Nội hiện đại, sôi động.

Đây là những bức ảnh trong triển lãm "Hà Nội - khởi đầu một đô thị kiểu phương Tây ở Đông Nam Á" tại 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm xưa. Bức ảnh cho thấy các tuyến dây điện đã kéo ra từ thời đó do hệ thống điện chiếu sáng công cộng được lắp đặt tại Hà Nội rất sớm. Năm 1901 một nhà máy điện hơi nước được xây dựng bên hồ để cung cấp điện cho thành phố, đặc biệt là chiếu sáng công cộng.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Những chiếc xe tay kéo trên phố Hàng Quạt. Ở bức tường bên phải còn nhìn thấy những áp phích quảng cáo, có một tấm áp phích nhìn thấy rõ chữ Le Nil - một loại giấy cuốn thuốc lá. Đầu thế kỷ 20 có nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Pháp và châu Âu có mặt tại Việt Nam.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Đồ vàng mã bày trước cổng một ngôi đền ở phố Hàng Nón. Trên tường ngôi nhà ở giữa còn nhìn rõ biển tên phố viết sơn trắng trên nền xanh giống với biển số nhà. Được viết bằng tiếng Pháp và tiếng Trung.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Cột cờ Hà Nội, cây phượng vĩ trên đại lộ Puginier (nay là đường Điện Biên Phủ). Con đường này được qui hoạch năm 1897, khánh thành năm 1898. Hình ảnh cho thấy phần vỉa hè vẫn chưa được làm, nhìn giống con đường đất.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Một phu kéo xe bên cạnh chiếc xe tay kéo có phần bánh xe bằng cao su trong trang phục màu xanh. Năm 1930, đã có các cuộc nổi dậy của công nhân phản đối điều kiện làm việc tồi tệ của hãng Michelin.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Phố Bát Sứ với những cây phượng vĩ, những chiếc xe tay kéo và những người gánh nước trước tiệm tạp hóa Yamada của Nhật. Tiệm Bazar Yamada sau này được chuyển đến phố Jules Ferry (phố Hàng Trống). Bức ảnh cũng cho thấy một vòi nước công cộng trên vỉa hè.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Cửa hàng bán đồ chơi bằng giấy bồi trên phố Hàng Gai. Hình ảnh cho thấy phần vỉa hè tách biệt với lòng đường, ranh giới rõ ràng giữa người đi bộ và phương tiện giao thông. Năm 1890 chính quyền Pháp đã chỉ đạo Sở Công chính thành phố Hà Nội qui hoạch một khu phố Tây hoàn toàn mới đồng thời nắn chỉnh các tuyến phố khu trung tâm, làm cho vỉa hè tách biệt với lòng đường.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Cảnh lấy nước tại vòi công cộng ở phố Hàng Thiếc. Mạng lưới đường ống cấp nước Hà Nội được Sở Công chính qui hoạch từ năm 1891. Mạng lưới này còn tồn tại rất lâu sau thời kỳ Pháp thuộc để phục vụ người dân Hà Nội. Phía dưới vòi nước còn nhìn thấy rõ miệng cống thu gom nước thải và nước mưa dẫn đến hệ thống thoát nước chung của thành phố.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Cầu Long Biên qua sông Hồng. Bãi sông chân cầu được dùng làm chỗ tập kết các loại hàng để chở bằng đường sông. Bức ảnh cho thấy sự nhộn nhịp của giao thông đường thủy thời đó. Cầu Long Biên đã từng là cầu dài nhất châu Á đầu thế kỷ 20.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Đền Trấn Vũ (đền Quán Thánh) ven hồ Tây. Ở phía trái ảnh còn nhìn thấy một tòa nhà kiểu Pháp nhìn ra con đường đê (nay là đường Thanh Niên). Đây là khu vực vẫn được coi là ngoại ô của Hà Nội.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Một phụ nữ lai ăn mặc theo kiểu phương Tây, kiểu thời trang Paris.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Khung cảnh một cửa hiệu bán đồ đồng trên phố Hàng Mã (hoặc Hàng Đồng), ở phía trên còn thấy rõ biển số nhà 42.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Đại lộ Général Bichot (nay là phố Cửa Đông). Phố này kết nối khu phố trung tâm với cổng thành phía Đông của thành Hà Nội. Ở phía sau người lính gác có hàng rào dây thép gai cho thấy các tòa nhà có quân đội chiếm đóng.

Diện mạo Hà Nội đầu thế kỷ 20 qua những bức ảnh màu đầu tiên

Phố Bát Sứ. Bức ảnh cho thấy những ngôi nhà ống có kích thước lớn xây 2 tầng, có đèn đường, vỉa hè, cây xanh.

Theo Hữu Nghị/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • HĐND tỉnh Bắc Ninh: Ưu tiên nguồn lực để phát triển đô thị bền vững

    (Xây dựng) – Tại Kỳ họp lần thứ 25 (chuyên đề) HĐND tỉnh Bắc khóa 19 đã thông qua 14 Nghị quyết quan trọng, trong đó tập trung ưu tiên nguồn lực cho tiêu chí phát triển đô thị bền vững.

  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Chỉnh trang đô thị đón Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Xuân Ất Tỵ 2025 đang đến gần, những ngày này, thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang tăng cường công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan đường phố, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, đảm bảo trật tự đô thị để phục vụ người dân vui Xuân, đón Tết.

  • Hải Dương: Quản lý quy hoạch, đô thị và trồng cây xanh

    (Xây dựng) – Ngày 16/1, UBND tỉnh Hải Dương ban hành văn bản về việc quản lý quy hoạch, đô thị và trồng cây xanh để thực hiện Thông báo kết luận số 340/TB-HĐND ngày 6/12/2024 của HĐND tỉnh về công tác quản lý quy hoạch đô thị và việc trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

  • Xung lực mới cho không gian đô thị Hà Nội

    Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5-5-2022 về “Tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống, quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng”, tạo sự linh hoạt, chủ động cho thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô năm 2024 quy định một số chính sách đặc thù, khác với các luật hiện hành.

  • Dành hơn 320.000 tỷ đồng phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035

    (Xây dựng) – Đến năm 2035, tỉnh Bình Định sẽ có 18 đô thị gồm 01 đô thị loại I, 02 đô thị loại III và 12 đô thị loại V; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt trên 76%. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình đến năm 2035 dự kiến khoảng hơn 320.000 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.

  • Hậu Giang: Đến năm 2030 sẽ thành lập mới 2 thị xã

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND Thực hiện công nhận huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV và thành lập thị xã trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Theo Kế hoạch này, đến năm 2030, sẽ thành lập 02 thị xã mới trực thuộc tỉnh là: Thị xã Châu Thành và thị xã Châu Thành A.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load