Thứ năm 12/12/2024 05:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Điểm sáng trong Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2050

09:23 | 17/10/2024

(Xây dựng) - Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vào ngày 26/9. Hội nghị chính là cơ sở để Bình Dương bứt phá phát triển trong giai đoạn mới, giúp tỉnh khai thác hết lợi thế địa lý, phát triển bền vững với định hướng trở thành trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tiêu biểu của khu vực.

Điểm sáng trong Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2050
Tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế.

Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Theo mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á; dẫn đầu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại.

Ngoài ra, Bình Dương đẩy nhanh việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, thông minh, bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh hiện đại, bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Trở thành trung tâm động lực phát triển kinh tế

Với 5 chiến lược tích hợp được công bố trong “Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2050”, Bình Dương có nền tảng vượt qua thách thức, đạt mục tiêu phát triển cao và bền vững, trở thành trung tâm động lực phát triển của vùng; là trung tâm động lực phát triển kinh tế quan trọng nhất cả nước. Theo đó, 5 chiến lược mang tính kế thừa, phát huy, tạo sự đột phá chính là: liên kết hợp tác phát triển vùng; đổi mới hệ sinh thái phát triển; phát triển xã hội, nguồn nhân lực; phát triển Bình Dương xanh; phát triển các không gian động lực.

Điểm sáng trong Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2050
Vị trí Bình Dương trong vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương đặt ra mục tiêu thời kỳ 2021 - 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 15.800 USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2030 ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 64%, ngành dịch vụ chiếm 28%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6%; tỷ lệ đô thị hóa 88- 90%; tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP. Dân số toàn tỉnh đến năm 2030 đạt 4,04 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 87%.

Việc Bình Dương hoàn thành quy hoạch tỉnh và tổ chức công bố là nỗ lực rất lớn của lãnh đạo tỉnh với tầm nhìn định hướng chiến lược phát triển lâu dài. Đây là sản phẩm trí tuệ của tập thể lãnh đạo tỉnh Bình Dương, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.

Phát biểu tại Hội nghị công bố quy hoạch, ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho biết, quy hoạch tỉnh Bình Dương lần này sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn của mô hình phát triển giai đoạn trước. Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với những khâu đột phá mới. Bình Dương sẽ là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á. Quy hoạch công bố lần này mở ra một chặng đường phát triển mới. Chặng đường này có nhiều thách thức và toàn tỉnh phấn đấu phải vượt qua.

Theo ông Dũng, quan điểm phát triển của Bình Dương hiện nay là đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển thông minh, phát triển xanh, dựa trên phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy tối đa nguồn lực phát triển, kết hợp hài hòa giữa ngoại lực và nội lực, lấy kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, văn hóa sáng tạo làm trọng tâm động lực phát triển. Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới, có vị thế vững chắc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đổi mới tư duy phát triển, hình thành các trung tâm động lực, không gian phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới.

Công nghiệp là động lực, hạ tầng giao thông là lợi thế

Tính đến cuối tháng 8 năm 2024, Bình Dương có hơn 4.300 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư trên 41,8 tỷ USD, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành trong cả nước. Trong giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Bình Dương sẽ ưu tiên đầu tư 18 dự án khu công nghiệp với tổng diện tích đất 6.573ha, nâng tổng số khu công nghiệp lên thành 42 với tổng diện tích khoảng 18.600ha - 21.000ha.

Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, chú trọng vào hiện đại hóa các ngành hiện hữu, tăng tỷ lệ nội địa hóa ở các ngành công nghiệp hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, công nghiệp, dịch vụ đồng bộ, hiện đại, thông minh để mở rộng không gian phát triển, phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn; khai thác và sử dụng hiệu quả không gian trên cao, không gian ngầm, không gian sinh thái, không gian số, không gian văn hóa. Đẩy mạnh hình thành các hành lang, vành đai kinh tế, công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn với các hành lang giao thông kết nối liên vùng.

Đầu tư cho hạ tầng giao thông cũng là một trong những điểm sáng nổi trội góp phần tạo nên thành công của Bình Dương trong việc phát triển công nghiệp những năm qua. Trong ngày công bố quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát vị trí công trình xây dựng dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển cho các địa phương, đồng thời mở ra không gian phát triển đô thị, công nghiệp kết nối vùng Đông Nam Bộ, kết nối với cảng hàng không Quốc tế Long Thành, đường Vành đai 4…

Điểm sáng trong Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2050
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các địa phương khảo sát dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng vừa công bố hoàn thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng sau 3 năm triển khai thi công. Dự án là công trình giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Dương, giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển; đáp ứng nhu cầu giao thương, tạo động lực và không gian phát triển mới; kết nối giao thông giữa các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ ở các huyện phía Bắc với các thành phố phía Nam của tỉnh Bình Dương; kết nối liên vùng với tỉnh Bình Phước và các tỉnh khu vực Tây Nguyên thông qua các trục giao thông chính như: Quốc lộ 13, ĐT.741 nối Quốc lộ 14…

Điểm sáng trong Quy hoạch phát triển tỉnh Bình Dương đến năm 2050
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thực hiện nghi thức khánh thành tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng.

Trong thời gian sắp tới, Bình Dương sẽ đẩy mạnh xây dựng các hành lang kinh tế, công nghiệp, đô thị gắn với hệ thống giao thông kết nối liên vùng. Với định hướng phát triển rõ ràng và tầm nhìn dài hạn, Bình Dương đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới.

Quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh không chỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút nhân tài, các nhà đầu tư và chuyên gia hàng đầu. Bình Dương chắc chắn sẽ trở thành một biểu tượng của sự phát triển bền vững, thông minh và hiện đại.

Lê Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nam: Thông tin về các gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp

    (Xây dựng) – Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có một số bài viết bàn về tỷ lệ tiết kiệm cho các gói thầu thông qua đấu thầu. Theo đó, liệt kê nhiều tỉnh có tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu thấp, trong đó có tỉnh Hà Nam. Để làm rõ việc này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Hà Nam và một số nhà thầu.

  • Hải quan phối hợp bắt giữ hàng hóa vi phạm ước tính hơn 29 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng

    (Xây dựng) - Luỹ kế 11 tháng năm 2024, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 16.390 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 29.273 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 24 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 157 vụ, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 901,58 tỷ đồng.

  • FTA và tác động của việc thực thi các FTA đến kinh tế Việt Nam

    (Xây dựng) - Chiều 11/12, Học viện Tài chính phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo là diễn đàn để ngành Hải quan trao đổi, thảo luận tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hàng hóa, xuất khẩu nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp và góp phần tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đồng chí Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính đồng chủ trì Hội thảo.

  • Hà Tĩnh: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 55.524 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Sáng 11/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 23 với nhiều nội dung quan trọng: Xem xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc, cấp phép nhiều dự án bất động sản

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã trả lời chất vấn nhiều nội dung quan trọng được cử tri quan tâm như: giải quyết vướng mắc các dự án bất động sản, giải ngân vốn đầu tư công…

  • Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng mỗi ngày

    (Xây dựng) – Giai đoạn 2021-2024 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ước đạt 117.893 tỷ đồng, bằng 108,4% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025 được giao (kế hoạch giao 108.798 tỷ đồng). Trung bình, mỗi ngày Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng, lọt top đầu những địa phương có số thu cao nhất nước.

Xem thêm
  • Cà Mau: Chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản thống nhất đề xuất chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thực hiện Gói thầu số 24: Sân vườn, khuôn viên cây xanh thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lao và bệnh Phổi do Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

    14:22 | 11/12/2024
  • Quảng Ngãi xây dựng phương án tăng trưởng cho năm 2025

    (Xây dựng) - Dựa trên kết quả về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; căn cứ dự báo thời cơ, thuận lợi và hạn chế cũng như thách thức, Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng và lựa chọn phương án tăng trưởng năm 2025 để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

    10:58 | 11/12/2024
  • Báo Xây dựng công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023

    (Xây dựng) - Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC; Căn cứ Quyết định 1443/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 1); Căn cứ Quyết định 395/QĐ-BXD ngày 13/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 3), Báo Xây dựng công bố công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, chỉ tiêu theo các phụ lục đính kèm.

    10:52 | 11/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

    10:15 | 11/12/2024
  • Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội

    (Xây dựng) - Nền kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội mạnh mẽ để giải quyết những thách thức về phát triển bền vững. Việt Nam phải hành động thật nhanh, gấp rút chuyển đổi từ lập kế hoạch sang hành động.

    10:14 | 11/12/2024
  • Căn cứ phân cấp dự án đường giao thông

    (Xây dựng) - Ông Trần Trọng Bình (Bắc Giang) hỏi, dự án đường ôtô tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng, trong đó cấu phần đường bộ (tỷ trọng khoảng 70% trong tổng mức đầu tư) và các cầu nhỏ (chiếm khoảng 30% trong tổng mức đầu tư) thì phân vào dự án nhóm B hay C?

    10:11 | 11/12/2024
  • Yên Bái triển khai kế hoạch phát triển năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 10/12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh khoá XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

    09:00 | 11/12/2024
  • Hoạt động kinh doanh nào phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    (Xây dựng) - Công ty bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2012. Năm 2018 có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần (công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

    08:41 | 11/12/2024
  • Có phải hợp pháp hóa lãnh sự quyết định điều chỉnh dự án đầu tư?

    (Xây dựng) - Công ty bà Trần Mai (Đà Nẵng) có 100% vốn nước ngoài, là nhà đầu tư đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam, dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện nay, công ty bà muốn thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư.

    08:37 | 11/12/2024
  • Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13414/BTC-QLCS hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

    08:35 | 11/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load