Thứ sáu 27/09/2024 05:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đẹp niềm tin mãi mãi…

18:02 | 16/09/2024

(Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

Nguồn lực tinh thần to lớn

Mười chín tháng Tám. Ánh sao tự do đưa tới. Cờ bay nơi nơi muôn ánh sao vàng...

Lời bài hát 19 tháng 8 vang lên trong Chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình như nguồn sáng khúc xạ xuyên suốt hành trình giữ nước của quân và dân ta, để giờ đây soi sáng con đường phát triển, dựng xây đất nước. Nắng Ba Đình năm xưa đã ghi dấu lịch sử, để giờ đây chúng ta không quên mốc son vĩ đại của dân tộc. 79 năm trước, dưới ngọn cờ Lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân đã đứng lên với tinh thần kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước, sức mạnh trí tuệ, tiến hành công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Đẹp niềm tin mãi mãi…
Chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc. Cả đất nước vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Những trang sử hào hùng ấy được tái hiện một cách hào hùng và lắng đọng qua ba chương: Vui ngày Độc lập, Miền Nam trong trái tim Người, Việt Nam ơi ta bước tiếp. Giai điệu, ca từ giục giã lòng người, hòa vào không khí quyết chiến, quyết thắng và niềm vui ngày toàn thắng. Tái hiện theo trục thời gian, các tiết mục vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, góp phần nhắc nhở mọi người dân Việt Nam luôn tri ân, khắc sâu công lao hy sinh to lớn của lớp cha ông cho độc lập của dân tộc, hành phúc của Nhân dân.

Thông qua âm nhạc, chương trình tái hiện, hồi tưởng chặng đường lịch sử gian khổ, hào hùng cũng là cách mỗi người thêm thấu hiểu, trân quý giá trị hòa bình, độc lập, tự do, biến thành nguồn lực tinh thần to lớn để thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

Khát vọng “căng buồm ra biển lớn”

Góp mặt trong chương trình nghệ thuật hai ca khúc Cung đàn mới và Hành trình trên đất phù sa, NSND Thanh Ngân không giấu được niềm xúc động, tự hào khi mang đặc sắc cải lương miền Nam về Thủ đô Hà Nội, trong không khí kỷ niệm ngày trọng đại của dân tộc. 25 năm trước, Thanh Ngân cùng nghệ sĩ Thanh Tuấn song ca bài Cung đàn mới trong chương trình Vầng trăng cổ nhạc của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Bài vọng cổ này đã quen thuộc với công chúng miền Nam, còn ở miền Bắc, những ai yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương cũng đều biết đến.

Đẹp niềm tin mãi mãi…
NSND Quốc Hưng biểu diễn tại chương trình.

Cũng trong chương trình, NSND Quốc Hưng, Tổng đạo diễn Nắng Ba Đình cũng là người thể hiện ca khúc Việt Nam ơi ta bước tiếp khép lại chương trình, lời ca, tiếng hát nhắc nhở chúng ta, thế hệ hôm nay và mai sau, trách nhiệm gìn giữ và vun đắp những giá trị trường tồn của dân tộc. Khi cả dân tộc đoàn kết một lòng thì sẽ làm được những điều to lớn, phi thường, Việt Nam như con thuyền mạnh mẽ căng buồm ra biển lớn.

Kiến Tài

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

  • Những tác phẩm của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia

    Năm tác phẩm "Đường Kách mệnh," "Nhật ký trong tù," Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước và Di chúc của Bác Hồ được công nhận là bảo vật quốc gia.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load