Chủ nhật 06/10/2024 02:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc

14:36 | 07/07/2024

Sau khi bị chiến tranh tàn phá và được trùng tu, đền Đô vẫn giữ được lối kiến trúc nguyên bản, trở thành niềm tự hào của dân xứ Kinh Bắc và là địa điểm tham quan thú hút du khách trong và ngoài nước.

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Khu vực sân rồng để nhân dân đến lễ đền Đô. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Nằm sát ngay Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử, với hơn 1.200 di tích lịch sử trong đó có các di tích cấp quốc gia nổi tiếng thu hút nhiều du khách đến tham quan như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, chùa Phật Tích…

Đền Đô hay Đền Lý Bát Đế - nơi ghi dấu 214 năm trị vì của 8 vị vua nhà Lý, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng hàng trăm năm tuổi của vùng đất này.

Sau nhiều lần bị chiến tranh tàn phá và được trùng tu, đền Đô vẫn giữ được lối kiến trúc nguyên bản, trở thành niềm tự hào của người dân xứ Kinh Bắc và là địa điểm tham quan thú hút du khách trong và ngoài nước.

Đến với đền Đô bạn sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tinh xảo, chứa đựng những giá trị tinh hoa của dân tộc.

1. Đền Đô được xây dựng từ bao giờ?

Đền Đô được xây dựng từ năm 1030 của thế kỷ thứ 11. Ngôi đền tọa lạc tại phía đông nam hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp thuộc làng Đình Bảng lúc bấy giờ. Ngày nay đền Đô nằm ở phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tổng thể không gian của đền Đô có diện tích 31.250m2, được chia thành hai khu vực chính là nội thành và ngoại thành với hơn 20 hạng mục công trình. Trong đó, Cổ Pháp điện rộng 180m2 với 7 gian là nơi thờ phụng 8 vị vua thời nhà Lý bao gồm Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thần Tông, Lý Thánh Tông, Lý Cao Tông, Lý Nhân Tông, Lý Huệ Tông và Lý Anh Tông.

Bên cạnh đó, khu ngoại thất của đền Đô còn có điện thờ Lý Chiêu Hoàng cùng một số vị quan văn, võ thời nhà Lý như Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiếu…

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Trong đền Đô ghi chép lại mốc thời gian các đời vua dưới triều Lý. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Theo nội dung trên bia trùng tu đền Đô, Đình Bảng - quê hương phát tích nhà Lý, ban đầu có tên là Diên Uẩn. Từ giữa thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ XIII đổi là hương Cổ Pháp thuộc châu Cổ Pháp, sau đó mới được đặt là Đình Bảng.

Đền Đô được xây dựng trên đất quê Lý Công Uẩn. Năm 1019, khi Lý Thái Tổ lên ngôi được 10 năm, ông về quê lập một thái miếu để thờ tổ nội mình ở đây. Lúc đó, vua đã chọn một khu đất để làm nơi chôn cất sau khi băng hà, cách cửa đền Đô hiện tại khoảng một km, đặt tên là Cấm Địa Sơn Lăng. Năm 1028 Lý Thái Tổ băng hà, được an táng tại quê nhà theo di nguyện. Sau này, các vị vua nhà Lý đều được đưa về chôn cất tại đây.

Năm 1030, vua Lý Thái Tông cho xây dựng đền Đô làm nơi thờ vua cha. Từ đó, đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý.

2. Kiến trúc tinh xảo

Đền Đô ban đầu có tên là Cổ Pháp Điện. Đến năm 1605, vua Lê Kính Tông cho mở rộng và đổi tên thành đền Lý Bát Đế. Năm 1952, đền bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1989, chính quyền đã phục dựng đền theo nguyên mẫu và gọi là đền Đô. Đền Đô được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Đền Đô chia thành hai khu vực ngoại thành và nội thành. Ngoại thành gồm hồ bán nguyệt, nhà thủy đình, nhà văn chỉ và nhà võ chỉ.

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Nhà văn chỉ thờ các quan văn dưới triều Lý tại đền Đô. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Theo hướng lối vào đền, công trình đầu tiên nằm phía bên trái lối vào là nhà văn chỉ. Nhà văn chỉ nằm bên trái khu nội thành, xây dựng theo kiến trúc ba gian chồng diêm, thờ Tô Hiến Thành (thời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông) và Lý Đạo Thành (thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông) cùng một số quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà văn chỉ được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng lại vào năm 2003 để tưởng nhớ công ơn của các vị quan văn thời Lý.

Đi qua nhà văn chỉ, trước khi đến cổng chính khu nội thành sẽ thấy Thiên đô chiếu. Đây là bức cuốn thư cao 3,5m, rộng hơn 8m, được làm bằng gốm Bát Tràng, chép lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ. Cuốn thư gồm 214 chữ Hán nổi màu xanh trên nền trắng, tương ứng với 214 năm trị vì của 8 vị vua, được hoàn thành nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Đây được coi là bức cuốn thư bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam.

Khu nội thành rộng hơn 4000 m2 được chia thành nội thất và ngoại thất. Ngoại thất gồm ngũ long môn, sân rồng, giếng Ngọc, nhà chủ tế, nhà khách, phòng truyền thống và đền Vua Bà.

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Ngũ long môn tại đền Đô. (Ảnh: Vietnam+)

Cổng chính dẫn vào khu nội thành, cũng được gọi là ngũ long môn, được xây dựng bằng gỗ quý, lợp ngói mũi hài với những bức tượng đá chạm khắc hình rồng dài khoảng hai mét trên bậc thang. Hai bức tượng rồng chính giữa được điêu khắc công phu với hình ảnh viên ngọc ngậm trong miệng.

Ngũ long môn có ba cửa. Cửa chính được gọi là đại quan, chạm khắc hình rồng bay thể hiện khát vọng tự do, hòa bình. Trước kia, cửa đại quan chỉ mở khi đón vua về thăm. Còn cửa bên phải và trái dành cho quan văn, quan võ. Người dân và quân lính sẽ đi bằng hai cửa ngách nằm bên cạnh.

Bước qua cổng ngũ long là sân rồng và khu vực nội thất của đền. Sân rồng được thiết kế 8 ô đá theo chiều ngang, trên mỗi viên gạch vuông có họa tiết tròn tượng trưng cho đất và trời.

Nội thất đền Đô gồm nhà phương đình, nhà chuyển bồng, nhà tiền tế, linh cung xếp theo thứ tự từ cổng ngũ long môn hướng vào. Trong đó, nhà phương đình là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến tưởng niệm 8 vị vua vào ngày 13/9/1945.

Qua nhà phương đình là nhà tiền tế, nơi tế lễ các vị vua vào những ngày giỗ hoặc dịp lễ hội. Phía bên phải nhà tiền tế trưng bày bài thơ "Nam quốc sơn hà," được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam do tướng quân Lý Thường Kiệt viết. Bên trái trưng bày bản "Chiếu dời đô" thu nhỏ.

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Chiếu dời đô. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Qua nhà tiền tế là nhà chuyển bồng, nơi đặt ban Công Đồng (như ban Tam Bảo ở chùa). Đây là nơi người dân, du khách đến dâng hương, lễ bái.

Linh cung thờ 8 vị vua nằm ở vị trí sâu nhất, rộng hơn 200m2, được xây 7 gian theo kiến trúc số lẻ của đền, chùa xưa. Mỗi gian đặt một ngai thờ, bài vị và tượng một vị vua. Gian chính giữa đặt tượng vua Lý Thái Tổ và con trai trưởng, vua Lý Thái Tông, tượng trưng cho sự cha truyền con nối.

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Tượng Vua Lý Thái Tổ (bên trái) và Vua Lý Thái Tông (bên phải) trong đền Đô. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Bên phải khu nội thất là đền Vua Bà, nơi thờ tự các hoàng thái hậu triều Lý. Phía bên trái là nhà khách. Trong các lễ hội lớn, nam nữ thanh niên địa phương sẽ rước kiệu vua và các ông ngựa được đóng yên cương dát vàng từ chùa Cổ Pháp về đền Đô.

Tại đền Vua Bà còn lưu giữ bia đá Cổ Pháp Điện Tạo Bi do học giả Phùng Khắc Khoan soạn dựng năm 1605, ghi lại sự kiện vua Lê Kính Tông xây dựng lại đền và khắc ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Tấm bia cao 1,9m, rộng 1,3m và có độ dày 17cm, được chạm khắc tinh xảo, trán bia có hình lưỡng long chầu nguyệt, mặt trăng chạm nổi, có các tia hào quang tỏa chiếu xung quanh. Lòng bia khắc 35 dòng chữ Hán xen kẽ một số chữ Nôm, tổng cộng khoảng 1.500 chữ. Tuy nhiên qua thời gian và do chiến tranh tàn phá, tấm bia đã bị hư hại, những họa tiết và chữ khắc trên bia đã không còn rõ nét.

Sau này, nội dung văn bia được tìm thấy tại Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ do người Pháp xây dựng. Ban Quản lý đền đã dựng thêm một bia trùng tu đền Đô bằng chữ quốc ngữ, phiên dịch lại nội dung hoàn chỉnh của bia đá cổ.

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Nhà thờ mẫu tại đền Đô. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)

Phòng truyền thống là nơi lưu giữ các cổ vật cũng như những tư liệu quý về đền Đô và các vị vua triều Lý, trong đó có hình ảnh về những chuyến viếng thăm của hậu duệ nhà Lý ở trong và ngoài nước.

Trong tủ trưng bày hiện lưu giữ bộ đồ thờ cổ của đền Đô xưa gồm đỉnh và đôi hạc đứng trên hai con rùa bằng đồng có chữ Cổ Pháp Điện.

Qua khu vực nội điện là nhà võ chỉ với kiến trúc tương tự nhà văn chỉ. Đây là nơi thờ tự các vị quan võ, tướng quân nhà Lý như Lý Thường Kiệt (thời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông); Lê Phụng Hiểu (thời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông); Đào Cam Mộc (thời vua Lý Thái Tổ).

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Phía trước đền là hồ bán nguyệt, xung quanh kè đá xanh, ở giữa là nhà thủy đình. (Ảnh: Vietnam+)

Đối diện khu nội điện của đền Đô là nhà thủy đình nằm trên hồ bán nguyệt, nối với quảng trường ngũ long môn bằng cầu đá. Nhà thủy đình rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm, 8 mái đều được uốn đao cong, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Trước đây khi các vị vua về thăm quê thường ngự ở đây nghe hát quan họ và xem rối nước.

Đền Đô - Công trình kiến trúc tinh xảo chứa đựng giá trị tinh hoa của dân tộc
Nhà thủy đình. (Ảnh: Vietnam+)

Bia đá Cổ Pháp Điện Tạo Bi ghi lại những công lao của nhà Lý trong công cuộc xây dựng nền độc lập tự chủ của dân tộc sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, tiêu biểu gồm dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (năm 1010) để xây dựng nên một trung tâm văn hóa chính trị kinh tế của nước nhà; ban bố Hình thư (năm 1042) là bộ luật pháp thành văn đầu tiên của nhà nước phong kiến; đặt tên nước là Đại Việt (năm 1054) thể hiện sự ngang hàng với Đại Đường, Đại Tống ở phương Bắc; mở thương cảng Vân Đồn (năm 1149) để buôn bán với nước ngoài, mở mang văn hóa; xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám (năm 1070) để đào tạo nhân tài cho đất nước.

Hằng năm, vào những ngày 14, 15 và 16/3 âm lịch (kỷ niệm ngày Thái tổ Lý Công Uẩn đăng quang), người dân trên khắp cả nước lại về Đình Bảng tham gia Lễ hội đền Đô để dâng hương, tưởng nhớ công ơn của các vị vua nhà Lý./.

Theo (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Xem thêm
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
  • Kiên Giang: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    (Xây dựng) - Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…

    20:26 | 29/09/2024
  • Văn hóa nghệ thuật – cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển, Đan Mạch

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển và 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển và Đan Mạch năm 2024. Sự kiện diễn ra từ ngày 4 - 12/9/2024, nhằm quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với hai quốc gia Bắc Âu.

    20:15 | 28/09/2024
  • Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra vào tối 28/9

    (Xây dựng) - Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30, ngày 28/9/2024 (thứ Bảy) tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

    16:16 | 28/09/2024
  • Phương án bảo tồn biệt thự trăm năm tuổi “nhà lầu ông Phủ” ở Biên Hòa

    (Xây dựng) - Liên quan đến công trình biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (còn gọi là “nhà lầu ông Phủ”), Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa đề xuất 4 phương án để bảo tồn. Trước đó, Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã có ý kiến giữ lại ngôi biệt thự này để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    14:35 | 28/09/2024
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật lần thứ II, hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

    (Xây dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024. Triển lãm là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024).

    11:43 | 28/09/2024
  • Đồng Nai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

    (Xây dựng) - Liên quan biệt thự “nhà lầu ông Phủ” có nguy cơ bị đập bỏ khi thi công dự án đường ven sông Đồng Nai được dư luận quan tâm trong những ngày qua, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại công trình cổ 100 năm tuổi này để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    09:44 | 28/09/2024
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

    05:37 | 27/09/2024
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load