Thứ sáu 08/12/2023 05:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đề xuất Cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn

09:34 | 09/09/2023

(Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đề xuất Cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
Ảnh minh hoạ.

Dự thảo Nghị định này quy định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, thông qua chuyển đổi, thành lập, mở rộng, phát triển mới các dự án tổ hợp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu sản xuất chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung sang ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tích hợp các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng; chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển, hỗ trợ chuyển đổi mô hình và quản lý nhà nước đối với dự án ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Đối tượng áp dụng gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức sản xuất, hợp tác liên kết, hợp tác kinh doanh trong các dự án ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan tới quản lý, thành lập, phát triển mới, chuyển đổi các dự án ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm

Theo dự thảo, mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm nhằm tạo môi trường thử nghiệm cho chuyển đổi, phát triển, vận hành thành công các dự án tham gia cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm tạo động lực sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện việc làm, thu nhập cho người lao động trong quá trình tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.

Đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tiếp cận, thử nghiệm, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các giải pháp chuyển đổi số, công nghệ mới hiện đại, có tính đột phá, thích ứng với các xu hướng lớn trên toàn cầu, thân thiện với chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, phù hợp với xu hướng phát triển xanh, bền vững, tích hợp linh hoạt giữa các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, năng lượng, vật liệu xây dựng trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, hiệu quả kinh tế bền vững.

Quá trình xét duyệt tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm đảm bảo tính minh bạch về tiêu chí, quy trình đánh giá, lựa chọn.

4 lĩnh vực được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm

Dự thảo nêu rõ 4 lĩnh vực được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm gồm:

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản;

2. Công nghiệp;

3. Năng lượng tái tạo;

4. Vật liệu xây dựng.

Điều kiện và tiêu chí tham gia Cơ chế thử nghiệm

Tổ chức được xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi đáp ứng đồng thời các điều kiện và tiêu chí như sau:

Điều kiện: a- Là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam; không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành; b- Có năng lực tài chính hoặc kế hoạch tiếp cận tài chính rõ ràng, khả thi; không có nợ xấu, vi phạm nghiêm trọng về thuế hoặc công bố thông tin theo quy định của pháp luật; c- Có dự án kinh tế tuần hoàn cụ thể hoặc đề xuất dự án kinh tế tuần hoàn cụ thể thuộc 4 lĩnh vực quy định ở trên.

Các tiêu chí gồm:

- Dự án kinh tế tuần hoàn có kế hoạch khả thi và có tiềm năng phát huy tác động tích cực cả về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó tác động về kinh tế là chủ đạo, thể hiện qua lợi nhuận của doanh nghiệp, năng suất lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Dự án kinh tế tuần hoàn chủ yếu sử dụng nguyên liệu đầu vào trong nước.

- Dự án kinh tế tuần hoàn dựa đáng kể trên nền tảng tiếp cận, ứng dụng và làm chủ các thành tựu của Cách mạnh Công nghiệp 4.0; trường hợp nhập khẩu và sử dụng các công nghệ của các nước phát triển thì phải có kế hoạch rõ ràng và khả thi về chuyển giao công nghệ, làm chủ và tiến tới phát triển công nghệ ở Việt Nam.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Công bố Cẩm nang Công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng Việt Nam 2023

    (Xây dựng) – Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 – 2025 (Chương trình DEPP3), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương phối hợp với Cục Năng lượng Đan Mạch tổ chức lễ công bố Cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng Việt Nam 2023.

  • Quảng Ninh dự kiến vốn đầu tư công năm 2024 hơn 14.280 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Dự kiến vốn đầu tư công năm 2024 của Quảng Ninh là hơn 14.280 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách địa phương 13.849,9 tỷ đồng, ngân sách Trung ương phân bổ 430,7 tỷ đồng.

  • Bến Tre: Năm 2023 khởi công 55 dự án, công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 6-8/12, Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre tổ chức kỳ họp thứ 11 (Kỳ họp thường lệ năm 2023), HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

  • Thanh Hóa: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

    (Xây dựng) - Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa là 14.924,312 tỷ đồng, đạt 61,5 %. Tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt nhằm bứt phá tiến độ giải ngân.

  • Hậu Giang: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 12,27%

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức Hội nghị giao ban báo chí 6 tháng cuối năm 2023. Tại Hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh thông tin cho biết: Các chỉ tiêu năm 2023 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra (ước thực hiện hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh; trong đó có 14 vượt kế hoạch, 04 chỉ tiêu đạt kế hoạch). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 12,27%, tăng 2 bậc so với năm 2022, tiếp tục dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ 2 cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: giảm khu vực I, tăng khu vực II, III. GRDP bình quân đầu người đạt 80,33 triệu đồng, tăng 21,34% so với cùng kỳ, vượt 6,41% kế hoạch.

  • Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình

    Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chính sách tài khóa liên quan vốn, phí, lệ phí, đầu tư công, các hoạt động khác để hỗ trợ chính sách tiền tệ; kịp thời xử lý vướng mắc từ thực tiễn, cơ chế, chính sách.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load