Chủ nhật 29/09/2024 04:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Để Hà Nội trở thành thành phố xanh

09:07 | 24/06/2024

Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định “đô thị xanh” là bước khởi đầu để Hà Nội trở thành “thành phố xanh” và “thành phố phát triển toàn diện bền vững”.

Kết luận số 80-KL/TƯ ngày 24-5-2024 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cũng nhấn mạnh về yếu tố “xanh”, gồm không gian xanh, giao thông xanh, công viên cây xanh, xây dựng mô hình quận xanh, hành lang xanh, thảm xanh để tăng diện tích đất xanh…

Để Hà Nội trở thành thành phố xanh
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nhấn mạnh về yếu tố “xanh” trong xây dựng và phát triển đô thị. Ảnh: Nhật Nam.

1/3 khối lượng cho 2/3 chặng đường

Trong bối cảnh yêu cầu thống nhất quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn, việc quản lý hệ thống không gian xanh trong thành phố cần được tiếp cận bao quát, toàn diện hơn, không chỉ ở đô thị, mà còn trên toàn thành phố. Không gian xanh không chỉ giới hạn phục vụ nhu cầu của cư dân tại khu vực đô thị, mà còn phục vụ cư dân ở khu vực nông thôn, với hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp gắn với các cánh đồng, rừng sinh thái, bãi bồi và mặt nước, duy trì, nuôi dưỡng hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường sống.

Thực tiễn quản lý hệ thống không gian xanh trên địa bàn thành phố cho thấy, hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ theo quy hoạch là tiêu chí hợp phần quan trọng để Hà Nội đạt mục tiêu xây dựng “đô thị xanh”, song đến nay chưa đạt yêu cầu. Tại khu vực đô thị, số lượng các công viên đã hoàn thành và đang thực hiện theo quy hoạch mới đạt 9/25 công viên. Đối chiếu với Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18-3-2014 của UBND thành phố Hà Nội), tỷ lệ này mới đạt khoảng 36% nhu cầu đến năm 2030. Diện tích đất các công viên, vườn hoa đã hoàn thành cũng mới đạt khoảng 400ha/947ha (khoảng 42% nhu cầu đến năm 2030).

So với các đô thị trong cả nước, Hà Nội có số lượng ao, hồ nhiều; diện tích mặt nước ao, hồ lớn. Hiện nay, trên địa bàn 12 quận (đô thị trung tâm) có khoảng 111 hồ, ao với tổng diện tích khoảng 1.146ha. Trong đó, đã có 46/111 hồ được cải tạo (khoảng 41%). Tỷ lệ diện tích hồ trong khu vực nội thành đạt khoảng 8,62% tổng diện tích đất đô thị. Tại khu vực ngoại thành, phần lớn là đất canh tác nông nghiệp, địa hình trũng thấp nên cũng có rất nhiều hồ, ao. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có mạng lưới các sông chính: Sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét… Tuy nhiên, tất cả những con sông này đều chưa đóng vai trò là hành lang cảnh quan, không gian công cộng hay công viên phục vụ người dân.

Như vậy, việc hình thành hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ theo quy hoạch - là tiêu chí hợp phần quan trọng để Hà Nội đạt mục tiêu xây dựng theo hướng “đô thị xanh”, đến nay đã trải qua 2/3 chặng đường, song mới hoàn thành khoảng 1/3 khối lượng quy hoạch.

Bổ sung không gian xanh khu vực nông thôn

Từ thực trạng nêu trên, thành phố cần sớm rà soát, chỉnh sửa, bổ sung Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để bao quát toàn bộ phạm vi địa giới hành chính. Đặc biệt, thành phố cần bổ sung hệ thống không gian xanh khu vực nông thôn, nhằm tạo lập các vùng đất trống và duy trì cảnh quan xung quanh đô thị ở cấp độ quy hoạch chung xây dựng huyện; duy trì vành đai xanh nhằm kiểm soát hiệu quả việc xây dựng, hạn chế xu hướng phát triển mở rộng đô thị trung tâm, hoặc ngăn chặn sự hợp nhất, dính kết các mảnh đô thị xung quanh đô thị trung tâm.

Cùng với đó là các nhiệm vụ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ các đặc điểm riêng mang tính bản địa về lịch sử, văn hóa, môi trường nông thôn. Đây cũng là hướng để cung ứng các dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi, giải trí cuối tuần trong phạm vi không gian hợp lý; bảo tồn các khu đất nông nghiệp đặc sản có giá trị cao.

Thành phố cũng cần khuyến khích tái sử dụng đất đô thị đang bị để hoang; phát triển các đô thị nén, đô thị nhỏ gọn; bảo đảm đồng bộ về hạ tầng trong hành lang xanh; khuyến khích đi bộ và xe đạp trong cả khu vực đô thị (nội thành, nội thị) và khu vực nông thôn (ngoại thành, ngoại thị).

Thực trạng hiện nay là không gian đô thị của Hà Nội có xu hướng lan rộng nhanh, thu hẹp quy mô diện tích khu vực hành lang xanh nông thôn. Hệ thống không gian xanh rời rạc, thiếu tính kết nối đồng bộ hạ tầng. Do vậy, để hoàn thiện cấu trúc hệ thống không gian xanh đồng bộ, tư duy tiếp cận hệ thống không gian xanh cũng phải đổi mới, bao quát và toàn diện hơn. Theo đó, Bộ Xây dựng cần sớm ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí “thành phố xanh”, trong đó bổ sung nội hàm về quy hoạch phát triển đối với khu vực nông thôn (ngoại thành, ngoại thị).

UBND thành phố Hà Nội cần ban hành các chương trình, kế hoạch và cơ chế, chính sách đặc thù quản lý phát triển “hành lang xanh”, “vành đai xanh”, “nêm xanh” dựa trên các đặc trưng về hệ sinh thái và cảnh quan ngay sau khi Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được cấp thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, cần huy động cộng đồng dân cư tham gia quản lý hệ thống không gian xanh ở mọi phương diện trí lực, tài lực, nhân lực, vật lực và tập trung vào các lĩnh vực như quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý xây dựng, quản lý hệ thống không gian xanh theo quy hoạch...

Ths.KTS Lã Hồng Sơn Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hà Nội

Theo hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Đề xuất thí điểm 2 tuyến phố kiểu mẫu tại Biên Hòa

    (Xây dựng) - Thành phố Biên Hòa đã có kế hoạch thí điểm 03 tuyến đường kiểu mẫu nhưng đến nay, các tuyến phố này mới chỉ dừng lại ở mức tuyến phố “sạch”. Tuyến phố kiểu mẫu đô thị đúng nghĩa là “Sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh”, vì vậy Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đề xuất 02 khu vực đáp ứng các điều kiện của một tuyến phố kiểu mẫu.

  • Long An: Đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Cần Thơ: Giải bài toán ngập lụt đô thị

    (Xây dựng) - UBND thành phố Cần Thơ đánh giá, việc đầu tư dự án ứng phó với tình trạng ngập lụt là rất cần thiết và cấp bách…

  • Cẩm Phả (Quảng Ninh): Khôi phục cảnh quan đô thị sau bão số 3

    (Xây dựng) – Thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) là một trong những địa phương của tỉnh bị thiệt hại nặng nề trong bão số 3, ngay khi bão tan thành phố đã kết hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, nòng cốt ngành Than huy động tiềm lực xe máy cùng các tầng lớp nhân dân các phường xã dọn dẹp vệ sinh môi trường, khôi phục lại cảnh quan, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

  • Đông Hà (Quảng Trị): Họp báo chuẩn bị Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 thành lập thành phố

    (Xây dựng) – Hướng tới Lễ đón nhận đạt đô thị loại II và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố (2009 – 2024) được tổ chức vào ngày 14/10, ngày 26/9 UBND thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị tổ chức họp báo nhằm thông tin quá trình xây dựng thành phố đô thị và thành phố.

  • Thành phố Bắc Giang: Tầm vóc mới, diện mạo mới của đô thị hiện đại

    (Xây dựng) – Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Bắc Giang về phát triển đô thị theo hướng xanh – thông minh, đến nay, diện mạo đô thị của thành phố Bắc Giang đã được khoác lên mình một vóc dáng mới; không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp và hiện đại; hạ tầng giao thông xuyên suốt, đồng bộ đã tạo động lực cho sự phát triển thành phố.

Xem thêm
  • Lào Cai: Đoàn công tác liên ngành khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Vừa qua, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương gồm cán bộ các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Quốc hội đã khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) theo tiêu chí đô thị loại IV.

    10:27 | 26/09/2024
  • Thành phố Hà Tĩnh: Phát triển nông nghiệp giữa lòng đô thị

    (Xây dựng) - Thời gian qua, thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp đô thị, thành phố Hà Tĩnh đã tập trung phát triển nhiều mô hình tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái bền vững.

    14:53 | 25/09/2024
  • Hà Nội: Phố phường rực rỡ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Thành phố Hà Nội đã trang trí các tuyến phố với hàng loạt băng rôn, tranh cổ động đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, người dân cũng nô nức mong chờ nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuẩn bị diễn ra nhân dịp này.

    14:47 | 25/09/2024
  • 100 năm hình thành và phát triển đô thị trung tâm Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử của một đô thị tròn 100 tuổi, thành phố Hà Tĩnh đã tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển với quy mô phù hợp, kết cầu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, phấn đấu trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

    14:24 | 25/09/2024
  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

    11:20 | 25/09/2024
  • Thông qua dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Hải Phòng

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 24/9/2024 đồng ý thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.

    08:16 | 25/09/2024
  • Cao Bằng: Xây dựng đồng bộ các dự án phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển đô thị. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ các dự án phát triển đô thị đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị của tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững.

    10:37 | 24/09/2024
  • Hà Nội: Đặt mục tiêu hình thành 3 thành phố mới vào năm 2045

    (Xây dựng) - Tại Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 (gọi tắt là Chương trình) vừa trình HĐND Thành phố xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp chuyên đề dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9/2024, Hà Nội đặt tầm nhìn trong giai đoạn năm 2045 hình thành thành phố phía Bắc với hạt nhân chính là quận Đông Anh; phát triển đô thị tại Hòa Lạc, Xuân Mai tiến tới hình thành thành phố phía Tây và phát triển đô thị tại Phú Xuyên, Thường Tín để hình thành thành phố phía Nam.

    08:33 | 24/09/2024
  • Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đô thị loại III

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 858/QĐ-BXD ngày 16/9/2024 về việc công nhận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đô thị loại III.

    20:32 | 23/09/2024
  • Thành phố Phổ Yên (Thái Nguyên): Xây dựng phát triển đô thị theo hướng xanh

    (Xây dựng) - Xây dựng đô thị xanh là một trong những mục tiêu quan trọng của thành phố Phổ Yên đang hướng tới trong quá trình hội nhập và phát triển. Với những kết quả đã đạt được, đô thị trẻ Phổ Yên đang tạo cho mình một diện mạo mới, một điểm nhấn mới, mang đậm màu xanh của thiên nhiên với môi trường trong lành, đáng sống, đáng đến.

    20:40 | 22/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load