Thứ tư 05/02/2025 13:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đẩy nhanh các công trình trọng điểm - Chìa khóa mở lối cho Đông Nam bộ

09:53 | 03/12/2024

(Xây dựng) – Năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của vùng Đông Nam Bộ đang có dấu hiệu chậm lại, thấp hơn so với bình quân cả nước. Khu vực này hiện phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như tình trạng ùn tắc giao thông, thiếu hụt cơ sở hạ tầng, ngập úng và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong khi đó, tiềm năng và lợi thế sẵn có vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm được xem là “chìa khóa” quan trọng để giải quyết những vấn đề cấp bách này, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn vùng.

Đẩy nhanh các công trình trọng điểm - Chìa khóa mở lối cho Đông Nam bộ
Đẩy nhanh các công tình trọng điểm là “chìa khóa” cho phát triển vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh minh họa)

Hạ tầng giao thông là “điểm nghẽn” thu hút đầu tư

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ vẫn giữ đà tăng trưởng, tuy nhiên có xu hướng chậm lại. Đồng thời, vùng cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cho phát triển.

Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người (GRDP) ước đạt 187,38 triệu đồng/năm, đứng đầu các vùng kinh tế và cao hơn bình quân chung cả nước. Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41- 42% trong GRDP. Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) cả vùng năm 2024 ước đạt 733,1 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 42,2% tổng thu NSNN của cả nước; tăng 3,6% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Về xuất nhập khẩu năm 2024, hoạt động xuất khẩu của vùng phục hồi tích cực, giá trị xuất khẩu đạt ước đạt 115,7 tỷ đô la Mỹ, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước; kim ngạch nhập khẩu của các tỉnh cũng phục hồi trở lại, đều tăng so cùng kỳ, cả vùng tăng 11%.

Cùng với đó, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu cả nước về cả số dự án và tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tương ứng 21.174 dự án và 189,011 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ nhất cả nước với số dự án chiếm gần 32,2% số dự án và gần 12% tổng số vốn đăng ký.

Năm 2024, vùng Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động lớn nhất trong 6 vùng kinh tế, dự kiến tăng 9,8% so cùng kỳ.

Đẩy nhanh các công trình trọng điểm - Chìa khóa mở lối cho Đông Nam bộ
Hạ tầng giao thông kết nối cảng đang là “điểm nghẽn” vì chưa hình thành được hệ sinh thái dịch vụ logistics đa dạng tại vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tốc độ phát triển GRDP vùng Đông Nam Bộ năm 2024 ước đạt 6,38%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước, đứng thứ 4 so với 6 vùng kinh tế. Quy mô GRDP của vùng năm 2024 đạt 3.565,94 nghìn tỷ đồng. Công tác giải ngân đầu tư công, đến hết ngày 30/11/2024, giải ngân của cả vùng mới chỉ đạt 54.060 tỷ đồng/147.650 tỷ đồng kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 36,61% thấp hơn so bình quân chung cả nước (cả nước là 54,79%).

Bên cạnh đó, khu vực Đông Nam Bộ hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tình trạng ùn tắc giao thông, thiếu cơ sở hạ tầng, ngập úng, ứng phó với biến đổi khí hậu... trong khi tiềm năng dư địa, lợi thế còn nhiều nhưng chưa khai thác hết. Hạ tầng giao thông chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, giao thông kết nối giữa các địa phương với Thành phố Hồ Chí Minh chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ.

Hạ tầng giao thông kết nối cảng đang là “điểm nghẽn” vì chưa hình thành được hệ sinh thái dịch vụ logistic đa dạng tại vùng Đông Nam Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa của cả vùng.

Không chỉ thế, công nghiệp là một trong 3 trụ cột quan trọng của vùng nhưng phát triển còn thiếu bền vững, giá trị gia tăng thấp, phân bổ chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Cần đẩy nhanh các công trình trọng điểm

Hiện, vùng Đông Nam Bộ đang thực hiện 7 dự án quan trọng, mang tính kết nối vùng gồm: Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Dự án mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Về mặt tiến độ, đối với dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 76,34km, đi qua địa phận 4 tỉnh/thành phố và được chia thành 8 dự án thành phần. Dự án được các địa phương khởi công vào tháng 6/2023, đến nay 21 gói thầu xây lắp chính của các Dự án thành phần đang được đồng loạt triển khai thi công xây dựng theo tiến độ. Trong đó, đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thi công toàn bộ 10/10 gói thầu xây lắp chính, khối lượng thực hiện đạt khoảng 18,1% khối lượng; đoạn qua tỉnh Đồng Nai triển khai thi công 3/3 gói thầu xây lắp chính, khối lượng thực hiện đạt khoảng 7,2% khối lượng; đoạn qua tỉnh Bình Dương triển khai thi công 04/04 gói thầu xây lắp chính, khối lượng thực hiện đạt khoảng 14,5% khối lượng.

Đẩy nhanh các công trình trọng điểm - Chìa khóa mở lối cho Đông Nam bộ
Một trong những khó khăn tại dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là dự án trải dài qua nhiều địa phương với khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn và đi qua nhiều khu vực đông dân cư nên công tác giải phóng mặt bằng rất phức tạp. (Ảnh minh họa)

Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đối với công tác giải phóng mặt bằng khu vực 5.000ha, đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã thu hồi 4.946,45/4.946,45ha khu vực xây dựng cảng hàng không, đạt 100%. Đã xét duyệt bố trí tái định cư cho 4.348/5.492 hộ, còn khoảng 45 hộ chưa phê duyệt tái định cư và 1.099 hộ không đủ điều kiện bố trí tái định cư.

Về công tác giao đất giai đoạn 1, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn 1 với tổng diện tích là 2.532ha, đạt 100%. Việc bố trí vốn và tiến độ giải ngân, đến hết tháng 10 đã giải ngân 1.048 tỷ đồng, đạt 42%.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án có chiều dài hơn 53km đi qua tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với 3 dự án thành phần, tổng mức đầu tư hơn 17.829 tỷ đồng. Hiện, đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 90% diện tích mặt đường được rải đá dăm, phấn đấu thông xe kỹ thuật toàn tuyến dịp 30/4/2025, sớm hơn 8 tháng so với thời hạn Chính phủ giao và vượt khoảng 4 tháng so với cam kết ban đầu của nhà thầu. Công tác giải ngân kế hoạch năm 2024, tính đến ngày 15/11/2024 đã giải ngân vốn ngân sách Trung ương là 800,187 tỷ đồng/1.187 tỷ đồng, đạt 67,4%; dự kiến cả năm giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Đoạn qua tỉnh Đồng Nai, đã phê duyệt phương án bồi thường được 127,676/137,64ha, đạt 92,7%; đã tạm bàn giao/phải thu hồi 96,01/137,64ha, đạt 69,7%. Về công tác giải ngân vốn kế hoạch năm 2024: Giải ngân từ đầu dự án đến nay là 601,928/1.024 tỷ đồng theo kế hoạch vốn được bố trí đến hết năm 2024, đạt 57,66% kế hoạch vốn.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành với chiều dài gần 58km, đi qua 03 địa phương gồm Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, tổng mức đầu tư 31.300 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2024 sẽ đưa 02 đoạn vào khai thác gồm: Đoạn từ nút giao cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (Long An) đến Quốc lộ 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) dài 3,4km và đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51 (Đồng Nai) dài 6,lkm. Đoạn từ Quốc lộ 1 đến nút giao Nguyễn Văn Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh) dài 18,8km dự kiến đi vào hoạt động từ quý I/2025.

Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với chiều dài 55km với tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỷ đồng. Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 45,7km, tổng vốn khoảng 17.408 tỷ đồng. Hiện tỉnh Bình Dương đang thực hiện các thủ tục để lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo quy định.

Đoạn qua tỉnh Bình Phước dài 7km thực hiện theo hình thức đầu tư công. Tỉnh Bình Phước đã phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng. Đồng thời, phê duyệt quyết định đầu tư dự án để triển khai trong năm 2025.

Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 10.986,5 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn hợp pháp của ACV.

Hiện tổng tiến độ toàn dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã đạt khoảng 60%, riêng phần xây thô nhà ga hành khách đã hoàn thành 100%.

Dự án mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với chiều dài khoảng 55km. Đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (do VEC làm chủ đầu tư). Hiện VEC đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Từ thực tế tiến độ các dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung giải ngân số vốn đã được giao, sớm đưa nguồn vốn hấp thụ vào nền kinh tế, đồng thời nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng. Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực cùng với nguồn ngân sách Trung ương tập trung cho các dự án để tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng trong giai đoạn tới.

Công Danh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Tăng tốc để hoàn thành dự án nghìn tỷ

    (Xây dựng) – “Mặt bằng xong rồi, vật liệu có rồi… nhà thầu cần tăng tốc, trời nắng phải lo làm, phải hoàn thành dự án và khánh thành trước ngày 31/3 để chào mừng Ngày Giải phóng quê hương Bình Định”, đây là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex Vsip Bình Định kết nối với cảng Quy Nhơn vào ngày 4/2.

    21:11 | 04/02/2025
  • Giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

    (Xây dựng) - Với yêu cầu phấn đấu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước ngày 31/12/2030, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

    19:08 | 04/02/2025
  • Cam Lộ (Quảng Trị): Thu hút trên 60 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) – Từ việc triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư và tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, nên đến nay huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã thu hút được 62 dự án đăng ký, đầu tư vào các cụm công nghiệp.

    16:20 | 04/02/2025
  • Tây Ninh: Thu hút hơn 100 triệu đô la Mỹ vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

    (Xây dựng) – Trong tháng 1/2025, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được duy trì ổn định. Đáng chú ý, trong tháng đầu năm tỉnh đã thu hút được 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư lên tới 101 triệu đô la Mỹ.

    14:40 | 04/02/2025
  • Quảng Nam: THACO đặt quyết tâm cao trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ

    (Xây dựng) – Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương cho biết, năm 2025 là năm bản lề thực hiện chiến lược đa ngành và kế hoạch 5 năm (2023 - 2027). THACO trên con đường trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.

    11:28 | 04/02/2025
  • Bắc Ninh: Điểm sáng đầu tư trong những ngày đầu Xuân

    (Xây dựng) - Khẳng định môi trường đầu tư hấp dẫn và quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã dành thời gian đầu năm mới để thăm hỏi, động viên và kiểm tra tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

    11:17 | 04/02/2025
  • Đề xuất mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

    08:41 | 04/02/2025
  • Có được dùng kinh phí đặt hàng để chi lương?

    (Xây dựng) - Theo ông Nguyễn Khoa Na (Thừa Thiên - Huế) tham khảo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng thuộc nhóm nguồn ngân sách Nhà nước (không phải là nguồn thu sự nghiệp) và được chi tự chủ, trong đó có chi lương, tức là được chi lương cho viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

    08:34 | 04/02/2025
  • Quảng Nam: THACO khánh thành bến 50.000 tấn và xuất khẩu 300 container trong ngày ra quân đầu năm

    (Xây dựng) – Ngày 3/2, ngay sau Lễ ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, Tập đoàn Trường Hải - THACO đã tổ chức Lễ khánh thành bến 50.000 tấn, Cảng quốc tế Chu Lai và xuất khẩu hơn 300 container hàng hóa của các Tập đoàn thành viên thuộc THACO được xuất khẩu qua cảng Chu Lai đến với thị trường quốc tế.

    20:41 | 03/02/2025
  • Quảng Nam: Khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu xe bus, xe tải thế hệ mới

    (Xây dựng) – THACO đã khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu line-up sản phẩm mới thương hiệu THACO Truck và THACO Bus.

    20:38 | 03/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load