Thứ sáu 26/04/2024 02:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đầu tư nhiệt điện than có thể thiệt hại 600 tỷ USD

09:26 | 14/03/2020

(Xây dựng) – Báo cáo mới nhất của tổ chức nghiên cứu tài chính phi lợi nhuận Carbon Tracker cho biết, các nhà đầu tư nhiệt điện than có thể thiệt hại khoảng 600 tỷ USD vì sản xuất điện từ năng lượng tái tạo mới rẻ hơn nhiều so với điện sản xuất từ than.

dau tu nhiet dien than co the thiet hai 600 ty usd
Các nhà đầu tư nhiệt điện than trong thời điểm hiện tại có thể thiệt hại khoảng 600 tỷ USD (Ảnh: Client Earth).

Vừa qua, Carbon Tracker đã ban hành một báo cáo cho biết, các nhà đầu tư nhiệt điện than có nguy cơ lãng phí hơn 600 tỷ USD vì sản xuất điện từ năng lượng tái tạo mới rẻ hơn nhiều so với điện sản xuất từ các nhà máy điện than mới ở tất cả những thị trường lớn trên thế giới.

Hiện nay, hơn 60% các nhà máy điện than toàn cầu đang sản xuất điện với chi phí cao hơn giá điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo mới.

Trong đó, Trung Quốc có nguy cơ thiệt hại lớn nhất (khoảng 158 tỷ USD) khi quốc gia này có đến 982GW điện than và việc vận hành 71% trong số này tốn kém hơn việc xây dựng các nhà máy năng lượng tái tạo mới. Các nước Đông Nam Á cũng đã lên kế hoạch, hoặc đang xây dựng khoảng 78GW điện than với tổng chi phí 124 tỷ USD.

Nhưng trong vòng 10 năm tới, việc xây dựng nhà máy năng lượng gió, hoặc năng lượng mặt trời mới sẽ rẻ hơn nhiều chi phí vận hành nhiệt điện than ở tất cả các thị trường.

Ông Matt Gray - đồng trưởng nhóm điện và các dịch vụ thiết yếu của Carbon Tracker cho biết: “Năng lượng tái tạo đang vượt qua nhiệt điện than trên khắp thế giới. Các khoản đầu tư vào nhiệt điện than đang có nguy cơ trở thành tài sản bị mắc kẹt khiến chúng ta phải phụ thuộc vào điện than giá cao trong nhiều thập kỷ.

Việc hủy bỏ các dự án điện than mới ngay lập tức và dần dần loại bỏ các nhà máy đang hoạt động sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho Chính phủ các nước”.

Hiện nay, khoảng 499GW nhiệt điện than mới đã được lên kế hoạch, hoặc đang xây dựng trên toàn thế giới với chi phí khoảng 638 tỷ USD. Nhưng Carbon Tracker cảnh báo rằng, Chính phủ và các nhà đầu tư có thể không bao giờ thu hồi được vốn vì các nhà máy nhiệt điện than thường phải mất 15 – 20 năm để hoàn vốn.

Trong khi đó, việc hạ thấp chi phí điện gió, điện mặt trời và đầu tư cần thiết để tuân thủ các quy định về ô nhiễm không khí hiện nay sẽ khiến điện than không còn là năng lượng rẻ nhất trong bất kỳ thị trường lớn nào.

Chưa kể, việc gần 200 quốc gia ký thỏa thuận chung Paris cam kết hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C cũng sẽ yêu cầu giảm 80% nhu cầu sử dụng than trong sản xuất điện trên toàn thế giới từ năm 2010 đến 2030. Điều này có nghĩa là cho đến năm 2040, mỗi ngày cần phải đóng cửa một nhà máy điện than.

Đứng trước tình hình này, một số nhà đầu tư đã gây sức ép với các tổ chức tài chính và công ty nhằm sắp xếp danh mục đầu tư của họ phù hợp với thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu.

Trong tháng này, tỷ phú Christopher Hohn, nhà quản lý Quỹ đầu tư mạo hiểm và đồng sáng lập Quỹ đầu tư vào trẻ em (CIFF) đã kêu gọi các ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính lớn của EU và Vương quốc Anh chấm dứt cung cấp tài chính cho nhiệt điện than.

Ông Hohn thậm chí còn đe dọa kiện các ngân hàng Barclays, HSBC và Standard Chartered, nếu các tổ chức này tiếp tục cung cấp tài chính cho các dự án điện than mới.

dau tu nhiet dien than co the thiet hai 600 ty usd
Trong 10 năm tới, chi phí xây dựng các nhà máy năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn chi phí vận hành nhiệt điện than ở tất cả các thị trường (Ảnh: fool.com).

Chia sẻ trên trang web của CIFF, tỷ phú Christopher Hohn cho biết: “Than là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên toàn cầu và những rủi ro của việc sử dụng than đá liên tục trong ngành điện đang không được các cơ quan quản lý và hệ thống tài chính giải quyết thỏa đáng”.

Chính vì vậy, Cacbon Tracker đã kêu gọi Chính phủ các nước giảm dần việc sử dụng nhiệt điện than với một số hành động cụ thể. Đó là ban hành các quy định cho phép năng lượng tái tạo cạnh tranh bình đẳng với điện than; hủy bỏ các dự án mới, loại bỏ các nhà máy điện than đang hoạt động và đưa ra các quy định cho phép năng lượng tái tạo mang lại giá trị tối đa cho hệ thống năng lượng ở các nước.

Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load