Thứ ba 10/12/2024 19:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá như thế nào?

08:27 | 11/06/2024

(Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 38/2024/TT-BTC quy định về đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá; trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp, chế độ báo cáo về hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá.

Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá như thế nào?

Theo Thông tư, nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá gồm: Duy trì điều kiện hoạt động thẩm định giá; chấp hành quy định của pháp luật về thẩm định giá; tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, tổ chức; tham gia phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế; tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá của Bộ, ngành, địa phương; tham gia phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định giá.

Kỳ đánh giá từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm tổ chức thực hiện đánh giá.

Trong giai đoạn từ ngày 15 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 5 hằng năm, Cục Quản lý giá tổ chức đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá đối với các doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trước kỳ đánh giá;

Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá từ 6 tháng trở lên trong kỳ đánh giá;

Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá trong giai đoạn tổ chức thực hiện đánh giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này để làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá.

Kết quả đánh giá được công khai trên Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính trước 30/6 hằng năm

Thông tư nêu rõ, phương thức đánh giá được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, thống kê từ các nguồn thông tin sau:

Thông tin, số liệu tại Báo cáo tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá theo quy định;

Thông tin, số liệu có được trong quá trình quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá;

Thông tin phản ánh từ Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân (nếu có).

Nội dung đánh giá theo từng mức độ hoạt động thông qua điểm số chi tiết cho từng chỉ tiêu thành phần (chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

Việc đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá. Kết quả đánh giá được Cục Quản lý giá công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính trước ngày 30/6 hằng năm. Kết quả đánh giá không phản ánh chất lượng của các Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo thẩm định giá cụ thể của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

  • Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

    (Xây dựng) – Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt tối thiểu 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 57.330 tỷ đồng.

  • Vĩnh Phúc: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 30.468 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán

    (Xây dựng) – Ngày 10/12, dưới sự chủ tọa của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến và Phạm Quang Nguyên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80- 90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

  • Bí quyết nào tạo nên sức hút FDI mạnh mẽ cho Bắc Ninh

    (Xây dựng) - Trong 11 tháng qua, Bắc Ninh đã khẳng định vị thế "thỏi nam châm" thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi dẫn đầu cả nước với tổng vốn đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đây là số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.

  • Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load