Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo
Trong số các nước nhận viên trợ, Việt Nam đứng thứ nhất trong năm tài khóa năm 2007, với tổng số vốn vay ODA là 640 triệu USD chiếm 15% tổng vốn cho vay ODA của Nhật Bản.
Việt Nam xếp thứ 29/30 nước nhận vốn viện trợ không hoàn lại với khoảng hơn 18 triệu USD. Viện trợ hợp tác kỹ thuật đứng thứ ba trong số các nước mà Nhật Bản hợp tác (74 triệu USD năm 2007), là một phần của viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản. Viện trợ vốn vay là 548 triệu USD, là nước đứng thứ nhất trong số những nước mà Nhật Bản cho vay.
Đại sứ Sakaba Mitsuo cho biết Việt Nam đã bắt đầu trả nợ vốn vay ODA cho Nhật Bản. Năm 2007, con số trả nợ của Việt Nam đạt gần 125 triệu USD so với tổng số 640 triệu USD vốn ODA viện trợ từ Nhật Bản. Về viện trợ vốn vay, với lãi suất vốn vay thấp, ưu đãi từ 1-2% và thời gian trả nợ theo thỏa thuận giữa hai nước.
Viện trợ vốn vay ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ 1992. Triển khai vốn vay ODA của Nhật Bản dựa trên quan điểm của chính sách đổi mới của Việt Nam lúc đó.
Từ kinh nghiệm của Nhật Bản từng vay tiền của Ngân hàng thế giới (World Bank) trong quá khứ và Nhật Bản đã trả nợ hết tất cả các số vay trong vòng 20 năm để thực hiện các dự án tiêu biểu, xây dựng tàu cao tốc và đường cao tốc, Đại sứ Sakaba Mitsuo nhận định: “Khả năng trả nợ có thể là 20-30 năm. Chính phủ Việt Nam có quyết định riêng của mình. Nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển thuận lợi, tôi không lo lắng gì về khả năng trả nợ của Việt Nam”.
Đại sứ Sakaba Mitsuo cho biết, chính sách chung của Nhật Bản là dành vốn viện trợ không hoàn lại chủ yếu cho khu vực Trung Đông và các nước nghèo ở châu Phi. Ông cho rằng: “Vì thế, chúng tôi viện trợ không hòan lại cho các nước nhiều hơn các nước có nền kinh tế đang phát triển tốt".
Tuy nhiên, Đại sứ đánh giá: “Năm 2006, Việt Nam là nước nhận viện trợ lớn nhất của Nhật Bản. Năm 2008, chúng tôi chưa có báo cáo chính thức. Nhưng tôi biết, hai năm liên tiếp, Việt Nam nhận được viện trợ của Nhật Bản nhiều nhất”.
Năm 2007, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại chủ yếu tập trung cho các dự án nhỏ, chủ yếu ở các địa phương nghèo.
Đại sứ chia sẻ về việc trả các khoản vay, việc quan trọng là phát triển kinh tế, có như vậy, mới có khả năng trả nợ của nước ngoài. Vì thế, các lĩnh vực ưu tiên của nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam là phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các cầu, đường, cảng biển, viễn thông, các nhà máy xử lý nước. Một lĩnh vực quan trọng để phát triển kinh tế là nâng cao năng suất nông nghiệp, trong đó phải cải thiện hệ thống về thuỷ lợi.
Mặc dù gặp khó khăn do kinh tế toàn cầu suy giảm song Đại sứ Sakaba Mitsuo khẳng định quan điểm của Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng nguồn viện trợ cho các nước châu Á để kích thích sự phát triển kinh tế. Với quan điểm này, giữa tháng 4 đến tháng 5-2009, sẽ có cuộc họp thảo luận về các dự án vốn vay ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam.
Đại sứ Sakaba Mitsuo cũng cho rằng, sử dụng hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản trong các lĩnh vực trên sẽ thúc đẩy kinh tế của Việt Nam.
Đại sứ Sakaba Mitsuo thông báo, Tổng Bí thư (TBT) Nông Đức Mạnh sẽ thăm chính thức Nhật Bản trong thời gian tới. Nội dung thảo luận trong chuyến thăm tới Nhật Bản là liên quan đến hợp tác về đầu tư, thương mại cũng như những viện trợ phát triển ODA của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam. Điểm nổi bật nhất trong chuyến thăm lần này của TBT, đó là TBT quan tâm đến phát triển nông nghiệp của Nhật Bản. TBT có nguyện vọng đi tham quan, trao đổi ý kiến với các cán bộ cũng lãnh đạo liên quan nông nghiệp ở Nhật Bản.
Theo kế hoạch, TBT sẽ gặp nhiều đoàn thương mại, các nghiệp đoàn về kịnh tế của Nhật Bản. Cuộc gặp này góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Vào ngày mai (11-4), trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN và các đối tác tại Pattaya, Thái Lan, sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh giữa Nhật Bản và ba nước tiểu vùng sông Mê Kông là Việt Nam-Lào-Campuchia. Tại hội nghị này, sẽ có bản thảo luận liên quan tới Hợp tác phát triển giữa Nhật Bản với các nước Việt Nam-Lào-Campuchia.
Quan hệ Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mê Kông năm nay là năm thứ sáu. Nội dung hợp tác liên quan tới Hợp tác vùng Tam giác phát triển ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đặc biệt, các bên quan tâm việc phát triển hành lang kinh tế Đông Tây Việt Nam-Lào-Campuchia và cả Thailand. Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso sẽ cùng Thủ tướng 3 nước thảo luận việc thực hiện các dự án trị giá 20 triệu USD tại khu vực này.
Viện trợ dành cho ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2007 là 1 tỷ USD. Số vốn viện trợ 3 nước này sẽ còn tăng trong thời gian tới.
- Về việc giải ngân vốn cho 4 dự án ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam. Việt Nam có khó khăn gì cho việc giải ngân vốn cho các dự án này không? Đại sứ Sakaba Mitsuo: Về 4 dự án vốn vay ODA cho Việt Nam với tổng trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các cơ quan Việt Nam đang làm các thủ tục, hiện nay chưa chuyển tiền vốn giải ngân các dự án này. Về các dự án vốn vay, không phải tất cả các tiền chuyển sang cho Việt Nam. Cơ chế xây dựng cầu đường, tùy theo tiến độ thi công, chia làm một số lần để chuyển tiền vay.
- Đại sứ có thể đánh giá về Hợp tác phòng chống tham nhũng của hai nước trong việc thực hiện các dự án ODA?
Đại sứ Sakaba Mitsuo: Cần tăng cường minh bạch và tăng cường giám sát trong sử dụng ODA của Nhật Bản và cũng như thực hiện các biện pháp chống tham nhũng. Nhật Bản và Việt Nam đã thống nhất trong tháng 2 có những biện pháp quan trọng sau:
Đó kà sự minh bạch trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, cơ quan thực hiện dự án với bên tư vấn, cơ quan thực hiện vốn vay của Nhật Bản. Về vụ đưa và nhận hối lộ trong vụ PCI, về phía Nhật Bản đã xét xử 4 lãnh đạo của công ty PCI. Công ty tư vấn PCI là công ty hàng đầu của Nhật Bản, đến nay, đã tuyên bố phá sản. Tôi nghe nói quan chức của TPHCM đã bị bắt và hy vọng với sự hợp tác điều tra của hai bên, người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị xử nghiêm minh theo pháp luật.
Để tránh tái lặp vụ PCI, Nhật Bản đã hợp tác với phía Việt Nam thành lập cơ quan thứ ba tham gia vào quá trình thẩm định trong đấu thầu. Đó là một cơ quan độc lập, tổ chức bảo đảm tính công bằng trong quá trình thẩm định đấu thầu.
Hai bên thống nhất đến giữa quý 2-2009, Chính phủ Việt Nam sẽ làm những thủ tục liên quan tới công khai thông tin đấu thầu, đưa vào cơ chế để các bên chia sẻ thông tin liên quan tới các vấn đề tham nhũng.
Tại Nhật Bản, vào tháng 3-2009, đã nhận các thông tin liên lạc liên quan đến tham nhũng. Việt Nam cho tới cuối tháng 6-2009, sẽ thành lập cơ chế tiếp nhận thông tin liên quan tới tham nhũng.
Tôi mong việc thành lập các cơ chế này sẽ phòng chống được các vụ tham nhũng tái phát.
|
- Về việc giải ngân vốn cho 4 dự án ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam. Việt Nam có khó khăn gì cho việc giải ngân vốn cho các dự án này không?
Đại sứ Sakaba Mitsuo: Về 4 dự án vốn vay ODA cho Việt Nam với tổng trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các cơ quan Việt Nam đang làm các thủ tục, hiện nay chưa chuyển tiền vốn giải ngân các dự án này. Về các dự án vốn vay, không phải tất cả các tiền chuyển sang cho Việt Nam. Cơ chế xây dựng cầu đường, tùy theo tiến độ thi công, chia làm một số lần để chuyển tiền vay.
- Đại sứ có thể đánh giá về Hợp tác phòng chống tham nhũng của hai nước trong việc thực hiện các dự án ODA?
Đại sứ Sakaba Mitsuo: Cần tăng cường minh bạch và tăng cường giám sát trong sử dụng ODA của Nhật Bản và cũng như thực hiện các biện pháp chống tham nhũng. Nhật Bản và Việt Nam đã thống nhất trong tháng 2 có những biện pháp quan trọng sau:
Đó kà sự minh bạch trong hợp đồng giữa chủ đầu tư, cơ quan thực hiện dự án với bên tư vấn, cơ quan thực hiện vốn vay của Nhật Bản. Về vụ đưa và nhận hối lộ trong vụ PCI, về phía Nhật Bản đã xét xử 4 lãnh đạo của công ty PCI. Công ty tư vấn PCI là công ty hàng đầu của Nhật Bản, đến nay, đã tuyên bố phá sản. Tôi nghe nói quan chức của TPHCM đã bị bắt và hy vọng với sự hợp tác điều tra của hai bên, người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị xử nghiêm minh theo pháp luật.
Để tránh tái lặp vụ PCI, Nhật Bản đã hợp tác với phía Việt Nam thành lập cơ quan thứ ba tham gia vào quá trình thẩm định trong đấu thầu. Đó là một cơ quan độc lập, tổ chức bảo đảm tính công bằng trong quá trình thẩm định đấu thầu.
Hai bên thống nhất đến giữa quý 2-2009, Chính phủ Việt Nam sẽ làm những thủ tục liên quan tới công khai thông tin đấu thầu, đưa vào cơ chế để các bên chia sẻ thông tin liên quan tới các vấn đề tham nhũng.
Tại Nhật Bản, vào tháng 3-2009, đã nhận các thông tin liên lạc liên quan đến tham nhũng. Việt Nam cho tới cuối tháng 6-2009, sẽ thành lập cơ chế tiếp nhận thông tin liên quan tới tham nhũng.
Tôi mong việc thành lập các cơ chế này sẽ phòng chống được các vụ tham nhũng tái phát.
* Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam: “Tôi vô cùng vui mừng khi nguồn vốn ODA nối lại”
- Về việc giải ngân vốn cho 4 dự án ODA mới của Nhật Bản cho Việt Nam. Việt Nam có kh
Theo baoxaydung.com.vn