Thứ ba 10/12/2024 16:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Công ty Cổ phần Xây lắp và thương mại Tùng Lâm bị cấm thầu 6 tháng

14:39 | 28/11/2024

(Xây dựng) - Mới đây, Công ty Cổ phần xây lắp và thương mại Tùng Lâm (Công ty Tùng Lâm) đã bị Viễn thông Hà Nội (VNPT Hà Nội) ra quyết định cấm thầu 6 tháng, do vi phạm trong gói thầu xây lắp viễn thông.

Công ty Cổ phần Xây lắp và thương mại Tùng Lâm bị cấm thầu 6 tháng
VNPT Hà Nội quyết định cấm thầu Công ty Tùng Lâm thời hạn 6 tháng.

Theo đó, ngày 19/11 vừa qua, VNPT Hà Nội đã thông báo quyết định cấm thầu, thời hạn 6 tháng Công ty Tùng Lâm đối với các gói thầu do đơn vị này làm bên mời thầu (BMT). Vi phạm xảy ra tại gói thầu “Thi công xây lắp khu vực đội viễn thông Sóc Sơn, Mê Linh”, thuộc dự án “Xây dựng mạng ODN năm 2024 – Khu vực TTVT5” do VNPT Hà Nội làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6,4 tỷ đồng. Trong đó, gói thầu xảy ra vi phạm nêu trên có giá hơn 1 tỷ đồng. Sau 2 lần thông báo mời thầu (TBMT), có 4 nhà thầu tham gia gồm: Công ty Cổ phần đầu tư 9G, Công ty TNHH đầu tư xây dựng viễn thông Thắng Lợi, Công ty Cổ phần VIC Nam Định và Công ty Tùng Lâm. Trong đó, Công ty Tùng Lâm có giá dự thầu thấp nhất là 980 triệu đồng.

Lý do Công ty Tùng Lâm bị cấm thầu là do vi phạm điểm 18.7, Chương 1 - Chỉ dẫn nhà thầu tại hồ sơ mời thầu (E-HSMT). Cụ thể: “Đối với gói thầu có giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.2 E-CDNT nhỏ hơn 20 triệu đồng, tại thời điểm đóng thầu, nhà thầu không phải đính kèm thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tại Mục 18.1 E-CDNT mà phải cam kết trong đơn dự thầu (không phải đính kèm cam kết riêng bằng văn bản) là nếu được mời vào đối chiếu tài liệu hoặc vi phạm quy định tại điểm b Mục 18.5 E-CDNT thì phải nộp một khoản tiền hoặc Séc bảo chi (trong trường hợp thời hạn hiệu lực của Séc bảo chi đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư) hoặc thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh với giá trị quy định tại Mục 18.2 E-CDNT. Trường hợp nhà thầu không thực hiện theo cam kết nêu trên, nhà thầu bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu nêu trong đơn dự thầu (bị nêu tên trên Hệ thống và bị khóa tài khoản trong vòng 6 tháng, kể từ ngày Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư). Trường hợp nhà thầu vi phạm quy định nêu tại điểm b Mục 18.5 E-CDNT thì nhà thầu sẽ không được hoàn trả khoản tiền bảo đảm dự thầu này”.

Dữ liệu đấu thầu cho thấy, Gói thầu được TBMT từ ngày 4/10, đến ngày 11/10 thì tiến hành đóng, mở thầu. Tuy nhiên đến nay, BMT vẫn chưa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT).

Theo tìm hiểu, Công ty Tùng Lâm có trụ sở tại Nhà E6, khu Bồ Hỏa, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2007, đến năm 2016 thì tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Người đại diện là ông Cao Văn Thư, chức vụ: Giám đốc.

Đến nay, Công ty Tùng Lâm đã tham gia 68 gói thầu, trong đó trúng 28 gói, trượt 33 gói, 6 chưa có kết quả, 1 gói đã bị hủy. Tổng giá trị các gói thầu đã trúng (bao gồm liên danh) khoảng 71,4 tỷ đồng.

BMT mà Công ty Tùng Lâm tham gia đấu thầu nhiều nhất là Công ty dịch vụ Điện lực miền Bắc (trúng 11/11 gói, tổng giá trị trên 7 tỷ đồng). Tiếp đến là Công ty điện lực Thái Nguyên (Chi nhánh Tổng Công ty điện lực miền Bắc), với 2/2 gói thầu, tổng trị giá trúng thầu hơn 10 tỷ đồng. Nhưng trong đó phải kể đến 2 gói thầu trúng do Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa làm BMT, tổng trị giá 26,8 tỷ đồng.

Bức tranh tổng thế cho thấy, công tác đấu thầu của Công ty Tùng Lâm không mấy sáng sủa. Năm 2023, nhà thầu này tham gia 9 gói thầu thì trượt đến 7 gói, trúng 2 gói. Từ đầu năm 2024 đến nay, Công ty Tùng Lâm cũng tham gia 19 gói thầu nhưng chỉ trúng 3 gói, 5 gói chưa có kết quả, còn trượt tới 11 gói.

Thu Quỳnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80- 90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

  • Bí quyết nào tạo nên sức hút FDI mạnh mẽ cho Bắc Ninh

    (Xây dựng) - Trong 11 tháng qua, Bắc Ninh đã khẳng định vị thế "thỏi nam châm" thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi dẫn đầu cả nước với tổng vốn đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đây là số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.

  • Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương.

  • Vĩnh Phúc: Giải pháp xanh toàn diện các khu công nghiệp để thu hút đầu tư chất lượng cao

    (Xây dựng) – Diễn đàn Giải pháp xanh toàn diện các khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút nhiều ý kiến tham luận từ các cố vấn, chuyên gia, diễn giả bàn về các giải pháp xanh toàn diện nhằm thu hút đầu tư chất lượng cao tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.

  • Thanh Hóa: Khởi công Dự án Trung tâm thương mại AEON MALL

    (Xây dựng) - Chiều 9/12, tại thành phố Thanh Hóa, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công Dự án Trung tâm thương mại thứ 8 tại Việt Nam, với mục tiêu khai trương vào nửa cuối năm 2026.

  • Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

    (Xây dựng) - Ngày 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 129/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load