Thứ năm 04/07/2024 20:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ tiếp tục tăng trưởng

15:21 | 02/07/2024

(Xây dựng) - 6 tháng đầu năm nay, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng với mức tăng 8,67%; đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ tiếp tục tăng trưởng
Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,3% trong 6 tháng đầu năm nay. (Ảnh minh họa)

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,67%; đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đóng góp vào mức tăng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có một số ngành công nghiệp hỗ trợ với mức tăng trưởng mạnh. Cụ thể, sản xuất thiết bị điện tăng 17,8%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,3%; sản xuất da và các sản phẩm từ da tăng 9,1%...

Ngoài ra, một số ngành công nghiệp khác cũng có mức tăng mạnh như sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 29%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,8%; khai thác quặng kim loại tăng 16,7%; dệt tăng 12,6%...

Nhìn chung, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có mức tăng ấn tượng, như Trà Vinh tăng 58,9%; Khánh Hòa tăng 46,4%; Phú Thọ tăng 33,8%; Bắc Giang tăng 26,5%... Ở chiều ngược lại, Quảng Ngãi có mức giảm chỉ số IIP nhiều nhất với 7,6%; Sơn La giảm 4,1%; Hà Tĩnh giảm 3,2%...

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thép thanh, thép góc tăng 34,5%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 18,4%; thép cán tăng 17,3%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,7%; điện sản xuất tăng 12,2%.

Về chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, trong tháng 6/2024 giảm 4,3% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm trước giảm 2,2%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30.6.2024 tăng 7,6% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân sáu tháng đầu năm nay là 76,9%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/6/2024 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,8% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và không đổi so với cùng thời điểm năm trước; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,5% và tăng 1,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5% và tăng 4,8%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,2% và tăng 4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,2% và tăng 1,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 0,9%.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Phước: 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng vượt bậc

    (Xây dựng) - 6 tháng đầu năm 2024, GRDP tỉnh Bình Phước đạt 7,76%, thu ngân sách đạt 43,1% dự toán Chính phủ giao, đạt 41,58% dự toán HĐND tỉnh thông qua, tăng 6,19% so với cùng kỳ… Đây là những con số tăng trưởng khá so với cả nước. Đặc biệt, tỉnh Bình Phước đang chuẩn bị để đầu tư 2 dự án cao tốc trọng điểm là đoạn 7km của cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước).

  • Bình Dương: Nửa đầu năm, kinh tế – xã hội tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Dương cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 trong 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, có 04 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 04 chỉ tiêu đạt trên 50% kế hoạch, 03 chỉ tiêu chưa đạt 50% kế hoạch năm, xếp thứ 5 vùng Đông Nam bộ.

  • Sức bật mới cho thị trường da giày

    (Xây dựng) - Thị trường da giày được dự báo sẽ có triển vọng hồi phục và bứt phá mạnh bởi nhiều tín hiệu tích cực trong hai quý đầu năm 2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh uỷ quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định về ủy quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các đồ án lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND Thành phố.

  • Đề xuất điều chỉnh, hoàn thiện quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) - Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, người quyết định đầu tư trong trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.

  • Ngành da giày cần chủ động khi áp dụng cơ chế CBAM vào năm 2030

    (Xây dựng) - Được nhiều chuyên gia nhận định là đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại nhưng ngành da giày Việt Nam có thể tận dụng được hay không thì lại là một câu chuyện đáng bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load