Thứ bảy 27/07/2024 19:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cơ quan nào sẽ là đầu mối quản lý xăng dầu?

10:01 | 13/01/2023

Các cơ quan chức năng đang trong quá trình sửa đổi Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu. Đây là động thái được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng vào tháng 11/2022.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hai Nghị định nêu trên, nhất là các quy định về thời gian điều hành giá xăng dầu; quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu; các tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối và các quy định không hợp lý khác cần sửa đổi, bổ sung…

Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ việc sửa đổi các Nghị định phải bảo đảm khoa học, hợp lý, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Cơ quan nào sẽ là đầu mối quản lý xăng dầu?
Xăng dầu là mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận người dân và doanh nghiệp (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).

Một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của công chúng hiện tại là cơ quan nào sẽ chủ trì, đảm nhiệm vai trò đầu mối quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu? Trong bản dự thảo mà Bộ Công Thương công bố, cơ quan này đề xuất trao lại quyền điều hành giá xăng dầu về Bộ Tài chính. Cụ thể, Bộ Công Thương đưa ra 3 phương án là giữ nguyên như quy định hiện hành, tức là liên Bộ Công Thương - Tài chính cùng quản lý xăng dầu, hoặc giao hoàn toàn việc quản lý, điều hành giá xăng dầu về một trong hai Bộ Tài Chính hoặc Bộ Công Thương.

Trong khi đó, Bộ Tài chính lại cho rằng Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì điều hành giá, cấp phép và quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, nên thống nhất Bộ Công Thương quản lý để tránh phát sinh những bất cập trong khâu tổ chức thực hiện.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng từng đề xuất với Quốc hội chuyển quyền quản lý xăng dầu về một đầu mối thống nhất là Bộ Công Thương, gồm việc điều hành giá, chi phí kinh doanh định mức...

Đành rằng các đề xuất trên chưa phải phương án cuối cùng được chọn để báo cáo Chính phủ, do các bên liên quan đang trong quá trình lấy ý kiến. Tuy nhiên, việc hai bộ "chuyền qua, chuyền lại" vai trò đầu mối quản lý không khỏi khiến công chúng băn khoăn.

Người viết cho rằng, cần thiết có một cơ quan đầu mối quản lý để chủ động điều hành và quy rõ trách nhiệm; nếu theo quy định phân quyền tại Luật Giá thì Bộ Công Thương phù hợp hơn để phụ trách vấn đề xăng dầu. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng kinh doanh xăng dầu là một hoạt động thương mại - lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương. Đó là chưa kể lĩnh vực xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, quản lý nhà nước đối với các nhà máy lọc dầu trong nước… đều do Bộ Công Thương đảm nhận lâu nay.

Dù là cơ quan nào làm đầu mối đi chăng nữa thì hi vọng quy định mới sẽ khắc phục triệt để những bất cập trên thị trường xăng dầu; không để tái diễn hiện tượng một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán hàng với số lượng hạn chế như thời gian qua.

Ngoài ra, trong bản dự thảo mà Bộ Công Thương mới công bố có một điểm đáng chú ý là sửa đổi công thức cố định để tính giá cơ sở. Hai phương án được đưa ra: Một là vẫn điều hành giá xăng dầu như hiện nay nhưng sửa công thức giá cơ sở theo hướng bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp kinh doanh; phương án còn lại là Nhà nước chỉ quản lý các yếu tố cấu thành giá và các doanh nghiệp tự xác định giá bán lẻ.

Trong xu hướng mở cửa và vận hành theo cơ chế thị trường, không ít ý kiến sẽ "bỏ phiếu" cho phương án 2, tức là trao quyền chủ động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, xăng dầu là mặt hàng rất đặc thù, có ảnh hưởng đến đại bộ phận dân chúng và tác động đáng kể đến rổ tính giá CPI và nhiệm vụ ổn định vĩ mô. Vì vậy, nếu như nhà điều hành vẫn giữ quan điểm quản lý giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng có sự kiểm soát, điều tiết của Nhà nước thì liệu rằng, phương án để doanh nghiệp tự quyết giá bán lẻ có khả thi hay không?

Hơn nữa, để có thể tạo được một thị trường bán lẻ tự do, cạnh tranh về giá thì yêu cầu phải thỏa mãn nhiều yếu tố để doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn hàng hóa đầu vào. Cho nên, đây có lẽ vẫn là một mục tiêu hơn là một giải pháp có thể áp dụng ngay.

Trong lần chia sẻ gần đây, chủ một doanh nghiệp xăng dầu nói về thời điểm khó khăn cuối năm 2022, khi thị trường tắc nghẽn cục bộ: "Có những ngày cứ mở mắt ra là xác định lỗ 100 triệu đồng, nhưng vẫn phải duy trì hoạt động, không được đóng cửa. Kinh doanh vốn dĩ là vậy, có lúc lãi thì cũng có khi thua lỗ - đó là cuộc chơi cần sự tính toán và cả sự chịu đựng".

Vị này không kêu ca, than vãn để tìm kiếm sự đồng cảm, cũng không giãi bày nhằm mong ngóng chính sách bù lỗ. Là doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực phân phối xăng dầu, họ xác định "lời ăn lỗ chịu".

Trên thực tế, những kiến nghị của doanh nghiệp đã được truyền tải đến cơ quan điều hành trong những tháng cuối năm 2022, khi mà thị trường xăng dầu bộc lộ rõ nét những bất cập trong cơ chế quản lý. Hàng loạt cuộc gặp gỡ, đối thoại, các cuộc họp nóng, các hội thảo chuyên môn đã được tổ chức, rồi các văn bản kiến nghị cũng đã được trình lên cấp thẩm quyền.

Lần này, mong rằng việc tháo gỡ các bất cập của thị trường xăng dầu sẽ mang tính căn cơ và tác động tích cực đến toàn hệ thống để dòng chảy trên phạm vi toàn thị trường luôn ổn định, lành mạnh. Và chúng ta sẽ không còn lo lắng là một lúc nào đó lại phải xếp hàng như thời bao cấp.

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load