Thứ bảy 21/12/2024 18:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Ngân hàng

Chuyển tiền từ Nhật Bản về Việt Nam nhận tại Agribank chỉ trong 10 phút

16:11 | 28/10/2020

(Xây dựng) - Khi sang Nhật làm việc, người lao động luôn mong muốn kiếm thật nhiều tiền để gửi về cho gia đình và nhiều người chưa biết làm cách nào để có thể gửi tiền về nhà một cách nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn và đúng luật pháp. Thấu hiểu được mong muốn đó, Agribank đã hợp tác với D.Communications (DCOM) cung cấp dịch vụ chuyển tiền tiết kiệm chi phí và dễ dàng sử dụng nhằm hỗ trợ cộng đồng người lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

Chuyển tiền từ Nhật Bản về Việt Nam nhận tại Agribank chỉ trong 10 phút
Theo đó, Agribank chính thức cung cấp dịch vụ nhận tiền kiều hối từ Nhật Bản thông qua công ty chuyển tiền DCOM.

DCOM là công ty chuyển tiền nhanh hàng đầu tại Nhật Bản với hình thức chuyển tiền đa dạng, thông qua DCOM, người chuyển tại Nhật Bản có thể chuyển tiền về Agribank qua:

- Website của DCOM/Ứng dụng chuyển tiền của DCOM trên điện thoại di động thông minh;

- Chuyển tiền tự động lên đến 100 man tại bất kỳ máy ATM nào của bưu điện hoặc FamilyMart bằng thẻ và tiền mặt;

- Chuyển tiền mặt với thẻ lưu trú hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ tại bất cứ văn phòng giao dịch của DCOM.

Đây là dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Nhật, hoạt động 24/24, có mức phí thấp nhất với tỷ giá ưu đãi và thời gian chuyển tiền nhanh nhất (người nhận tiền có thể nhận trong vòng 1 phút). Người nhận tiền tại Việt Nam có thể nhận tiền tự động vào tài khoản mở tại Agribank hoặc nhận tiền mặt (miễn phí nhận tiền) ngay tức thì tại bất cứ chi nhánh nào của Agribank trên khắp cả nước.

Hiện nay, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam tăng mạnh tại Nhật kéo theo nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam rất lớn. Lợi dụng tình trạng này, một số cá nhân đã thực hiện dịch vụ chuyển tiền tay ba (chuyển tiền qua một người trung gian). Đây là một hoạt động chuyển tiền phi pháp bởi không có sự kiểm soát của pháp luật trong hoạt động kiều hối. Do vậy, DCOM và Agribank khuyến cáo, để không tiếp tay cho các loại hình chuyển tiền phi pháp và tránh bị lừa đảo mất tiền, người Việt Nam ở Nhật không nên mua bán trao đổi tài khoản ngân hàng, chuyển tiền tay ba và không cho người khác thuê mượn thông tin cá nhân.

Hướng dẫn các cách chuyển tiền an toàn từ DCOM Nhật Bản về Agribank

Cách 1: Chuyển trực tiếp bằng thẻ DCOM

Thẻ chuyển tiền trực tiếp là thẻ màu bạc, có ghi tên người nhận trên thẻ. Chỉ cần mang thẻ và tiền mặt đến bất kỳ máy ATM của Ngân hàng Bưu điện Nhật (hoặc máy ATM của FamilyMart), khách hàng có thể nhanh chóng chuyển tiền đến người nhận đã đăng ký trước mà không cần phải liên lạc DCOM hay lập lệnh chuyển tiền. Trong vòng 10 phút sau, tiền sẽ được chuyển trực tiếp đến tài khoản người nhận. Dịch vụ hoạt động 24/24, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật hay ngày lễ.

Cách 2: Chuyển trực tiếp tại quầy giao dịch

Người chuyển mang theo tiền mặt và thẻ lưu trú hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp lệ đến văn phòng giao dịch của DCOM. Nhân viên DCOM sẽ nhanh chóng giúp quý khách chuyển tiền một cách đơn giản.

Cách 3: Chuyển tiền bằng Web, App và điện thoại

- Nạp tiền vào tài khoản DCOM: Nạp tiền vào tài khoản DCOM của quý khách bằng 1 trong 2 cách sau:

+ Dùng thẻ nạp tiền của DCOM (thẻ bạc, không đăng ký người nhận), nạp tiền tại bất kỳ máy ATM của Ngân hàng Bưu điện Nhật (hoặc máy ATM của FamilyMart). Tiền sẽ tự động nạp vào tài khoản DCOM 24/24 mà không cần phải liên lạc DCOM.

+ Chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của khách hàng sang đến tài khoản của DCOM (xem số tài khoản trên tờ hướng dẫn gởi về cho quý khách). Sau khi chuyển khoản xong, vui lòng gửi biên nhận chuyển tiền lên website DCOM hoặc gởi lên Facebook của DCOM. Nhân viên DCOM sẽ xác nhận và nạp tiền vào tài khoản DCOM của quý khách.

- Tạo lệnh chuyển tiền: Truy cập vào tài khoản DCOM của khách hàng trên website hoặc App DCOM, sau đó thực hiện tạo lệnh chuyển tiền về người nhận mà quý khách muốn chuyển. Khách hàng cũng có thể gọi điện thoại đến tổng đài của DCOM (03-6661-2477) để yêu cầu thực hiện việc chuyển tiền nếu không tiện đăng nhập vào tài khoản DCOM.

Sau khi hệ thống thực hiện xử lý giao dịch cho quý khách, hệ thống sẽ nhắn tin SMS hoặc gởi Email thông báo tình trạng giao dịch cho quý khách. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ nhận tiền nhanh bằng chứng minh nhân dân tại Agribank, khách hàng cần thông báo mã số nhận tiền cho người nhận.

Hướng dẫn cách nhận tiền tại Agribank

- Nhận tiền qua tài khoản: Sau khi DCOM thực hiện xử lý giao dịch, chỉ trong vòng vài phút, người nhận sẽ nhận được tiền trong tài khoản mở tại Agribank. Dịch vụ hoàn toàn tự động, hoạt động 24/24, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ. Đối với một số loại tài khoản không thể chuyển nhanh và tài khoản ngoại tệ, Agribank sẽ chuyển thường đến tài khoản người nhận trong vài giờ đồng hồ.

- Nhận tiền qua chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân: người nhận chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân và mã số nhận tiền của DCOM đến bất kỳ điểm giao dịch nào của Agribank và dễ dàng nhận tiền trong vòng ít phút mà không trả thêm bất cứ chi phí nào.

Như vậy, từ nay người thân của khách hàng tại Việt Nam có thể nhận tiền ngay tức thif tại bất kì điểm giao dịch nào của Agribank trên khắp cả nước chỉ với mã nhận tiền của DCOM. Và hơn thế nữa, dịch vụ nhận tiền hoàn toàn miễn phí và không phải chờ đợi xác nhận.

Mọi thắc mắc về dịch vụ, khách hàng vui lòng xin liên hệ dịch vụ khách hàng của DCOM: 03-6661-2477 hoặc tổng đài hỗ trợ khách hàng của Agribank: 1900558818-0243.2053205 để được hướng dẫn.

Quỳnh Nguyễn

Theo

Từ khóa: #Agribank
Cùng chuyên mục
  • PVcomBank và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

    (Xây dựng) - Ngày 18/12, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức thành công lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị, qua đó đánh dấu bước tiến quan trọng đối với việc triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

  • SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

    (Xây dựng) - Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

  • SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

    (Xây dựng) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

  • Tự do tận hưởng, thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB

    (Xây dựng) - Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu, chắp cánh người trẻ Việt Nam sống tự do theo đuổi đam mê và tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

  • ITPC và Ngân hàng UOB Việt Nam: Hợp tác thúc đẩy đầu tư chất lượng cao

    (Xây dựng) - Ngày 03/12 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và Ngân hàng UOB Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam Việt Nam.

  • BIDV lần thứ 6 vào Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực thương mại - dịch vụ

    (Xây dựng) - Giải thưởng được trao cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ “Lễ Công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024 - CSI 2024” được tổ chức ngày 29/11tại Hà Nội. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của BIDV trong hoạt động phát triển bền vững cũng như những đóng góp quan trọng của ngân hàng vào Chiến lược phát triển bền vững quốc gia.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load