Thứ bảy 27/04/2024 01:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuyện ngỡ là đơn giản...!

18:11 | 21/04/2020

(Xây dựng) - Có một quy luật bất di bất dịch là trong quản lý nhà nước, sai sót ở cấp càng cao thì hậu quả của nó lại càng lớn, theo mô hình của chiếc nón úp!

chuyen ngo la don gian
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Câu chuyện dưới đây thực ra là rất đơn giản, đó là phân biệt giữa gạo tẻ và gạo nếp; thế nhưng nó lại không đơn giản vì liên quan đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, đến lĩnh vực xuất khẩu gạo, đến cuộc sống của hàng triệu nông dân...

Hôm vừa rồi, nhiều người bất ngờ khi nhận được thông tin, Bộ Công Thương có công văn hỏa tốc đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về việc gạo nếp có được tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia hay không?

Thoạt nghe thì thấy có vẻ có lý vì gạo nếp cũng là một loại lương thực khá phổ biến trong cuộc sống. Khi gặp nạn đói, đến ngô, khoai, sắn cũng quan trọng trong dân chúng chứ chưa nói đến gạo nếp. Thế nhưng, chỉ cần chịu khó tư duy một chút thì dễ dàng thấy rằng, nếu dự trữ quốc gia bằng gạo nếp sẽ là phi lý, bởi lẽ, nguồn hàng khan hiếm, giá cả đắt hơn, không thông dụng trong chế biến và sử dụng… trong khi hàng triệu tấn gạo tẻ trong nước đang chờ xuất khẩu!

Còn nếu bộ máy tham mưu có hạn hẹp về tư duy thì ít nhất cũng cần hiểu biết tối thiểu rằng, đây là việc quan trọng liên quan đến an ninh lương thực của một quốc gia, dứt khoát phải có văn bản cấp Nhà nước quy định vấn đề này. Vào thời buổi công nghiệp 4.0 này, hoàn toàn có thể khai thác tư liệu qua hệ thống công nghệ thông tin, chứ không cần đến một công văn “hỏa tốc” cấp Bộ.

Chả thế, Bộ NN&PTNT ngay lập tức vào ngày hôm sau có văn bản trả lời với sự chỉ dẫn rất nhẹ nhàng rằng, danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) quản lý tại Nghị định số 94/2013/NĐ-CP Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ Quốc gia. Theo đó, danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia chỉ gồm gạo tẻ và thóc tẻ!

Chính vì không rành mạch tẻ, nếp nên trong việc phân bổ hạn ngạch xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4/2020, Bộ Công Thương cũng không phân biệt đâu là nếp, đâu là tẻ. Thế là ở dưới cứ rối tinh rối mù, không biết đâu là đúng, đâu là sai.

Sự việc vẫn còn đang diễn biến phức tạp, kể cả việc phải lập đoàn kiểm tra liên ngành để xác định các thông số chuẩn xác nhất có thể phục vụ cho những quyết định quan trọng của Chính phủ trong việc xuất khẩu gạo và vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Qua sự việc này mới thấy thấm thía lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ gần đây rằng: “Chúng ta phải chống cả 2 loại virus, một là virus corona và một loại virus nữa là virus trì trệ".

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load