Thứ ba 19/11/2024 15:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình

11:36 | 07/10/2024

(Xây dựng) - “Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng cần từ quy hoạch, kiến trúc, tổ hợp công trình xây dựng, đến những công trình xây dựng đơn lẻ. Đó là, sử dụng hiệu quả năng lượng đi đôi với giảm thiểu sử dụng năng lượng không thể tái tạo; giảm phát thải carbon bằng giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ xây dựng sạch; thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ; tạo được môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan”.

Đây là nhận định của TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam trong phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 diễn ra vừa qua, tại Hà Nội.

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình
TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam trình bày tham luận trong phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024.

Chuyển đổi xanh công trình xây dựng phải ráo riết, cụ thể, có định lượng

Trên thế giới hiện có khoảng hơn 80 nước đang áp dụng các bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh. Chuyển đổi công trình xanh lấy tiêu biểu theo khung từ một số tiêu chuẩn được xem là tiên tiến như sau: Khung LEED của Hoa Kỳ, gồm 8 hạng mục với các tiêu chí cụ thể đo lường thành định lượng mức độ đáp ứng. Khung đánh giá BREEAM của Anh, cung cấp khung đánh giá định lượng đa chiều về tính bền vững, gồm 12 hạng mục. Khung BCA Green Mark Singapore, gồm 5 hạng mục chính, đánh giá định lượng toàn diện…

Ở Việt Nam, Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có quan điểm chỉ đạo quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị theo hướng xanh, văn minh giàu bản sắc với mục tiêu: Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa, đặc trưng được giữ gìn, phát huy.

Thực tế thì chưa có hệ tiêu chí nào bắt buộc chuyển đổi xanh công trình xây dựng từ quy định chung của Nhà nước. Việc đăng ký đạt chuẩn công trình xanh được áp dụng và công nhận từ bộ tiêu chí đánh giá nào là do chủ đầu tư tự thực hiện. LOTUS là hệ thống tiêu chí đánh giá công trình xanh đầu tiên được phát triển dành riêng cho Việt Nam, do Hội đồng công trình xanh thực hiện. Hình thành từ năm 2007, đến năm 2010 thì được áp dụng thử, đã được học tập từ hệ thống quốc tế tiên tiến, kết hợp các điều chỉnh phù hợp điều kiện Việt Nam. LOTUS gồm các tiêu chí bắt buộc (prerequisites) và các tiêu chí tự nguyện (credits), được chia thành các hạng mục. LOTUS có 6 hạng mục chính; có lập quy trình đánh giá và 4 cấp chứng nhận.

Việt Nam đang có tốc độ đô thị hình thành với tỷ lệ về số lượng trong Top đầu thế giới (đến năm 2024 đã có đến 902 đô thị), tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Tuy nhiên, công trình xanh mới được chứng chỉ khoảng hơn 300, cùng một số công trình đạt nhưng chưa có đánh giá.

Theo TS.KTS Phan Đăng Sơn thì đô thị nào trong mục tiêu chiến lược cũng có yêu cầu “xanh - sinh thái”. Nhưng giải pháp thực sự vẫn chủ yếu dừng ở dạng mô tả, chưa đi kèm giải pháp có hệ thống. Các vùng nông thôn và vùng ngoài đô thị, chuyển đổi xanh về thực hành thì tốt hơn các vùng đô thị.

Do đó, chỉ ra định hướng chuyển đổi xanh hiệu quả với công trình xây dựng ở Việt Nam, TS.KTS Phan Đăng Sơn cho rằng, chuyển đổi xanh công trình xây dựng cần phải được ráo riết thực hiện bằng những chương trình theo định hướng cụ thể, rõ ràng và có định lượng. Việc đánh giá phải được ràng buộc pháp lý chặt chẽ.

Với công trình, tổ hợp công trình hình thành mới cần xác định mục tiêu bền vững và cụ thể. Lựa chọn khung đánh giá phù hợp; sử dụng công nghệ và sáng tạo; kiểm định, đánh giá liên tục quá trình triển khai; kiểm soát và vận hành kết nối liên hệ… Với công trình, tổ hợp đã hình thành từ trước khi chuyển đổi xanh: Cần có sự đánh giá hiện trạng; sử dụng công nghệ và sáng tạo để triển khai; các bước kiểm soát suốt quá trình triển khai và khẳng định được vai trò mới trong kết nối quy hoạch.

Kiến trúc xanh - xu hướng tất yếu của kiến trúc thế kỷ XXI

Kiến trúc xanh là kiến trúc được áp dụng một cách sáng tạo, hiệu quả các giải pháp thiết kế mà xây dựng, vận hành cho đến loại bỏ đều đáp ứng thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Sử dụng hiệu quả tối ưu năng lượng, tài nguyên, vật liệu. Tạo tiện nghi và sức khỏe tốt cho người sử dụng. Hài hòa phù hợp với cảnh quan sinh thái tự nhiên, bản sắc văn hóa, điều kiện xã hội, tính nhân văn.

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình
Kiến trúc xanh cần đáp ứng tính bản địa gắn với phong tục tập quán địa phương. (Nguồn: Internet)

TS.KTS Phan Đăng Sơn cho rằng, công trình xanh thì phải thỏa mãn những yếu tố thân thiện môi trường toàn diện hơn kiến trúc xanh, nhưng yếu tố gắn với xã hội và con người về mặt nhân văn lại không cần đáp ứng rõ và đầy đủ như kiến trúc xanh. Kiến trúc xanh thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ và công năng tốt, giải quyết hiệu quả về tính bản sắc, tiên tiến về hình thái – nội dung, đạt hiệu ứng rõ ràng về đáp ứng tính bản địa gắn với phong tục tập quán địa phương.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngay từ 2011 đã xác định 5 tiêu chí kiến trúc xanh phù hợp cho điều kiện bản địa. Đến nay đang là bộ tiêu chí chính thống, duy nhất đưa ra được các đánh giá, quy chuẩn bao quát và toàn diện, do một tổ chức nghề nghiệp chuyên ngành công bố. Các tiêu chí gồm: Địa điểm bền vững; sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả; chất lượng môi trường trong nhà; kiến trúc tiên tiến, bản sắc; tính xã hội – nhân văn bền vững; hệ thống giải pháp đồng bộ cho kiến trúc xanh tại Việt Nam.

Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn các vùng miền rất khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu không giống nhau, bản sắc văn hóa khác nhau, con người lối sống khác nhau, các giải pháp kiến trúc xanh cần gắn chặt điều kiện cụ thể tại các vùng đó.

Vì vậy, TS.KTS Phan Đăng Sơn đề xuất một số gợi hướng mang tính chất khung chung cho thể loại công trình xây dựng mới như: Giải pháp với việc xác lập địa điểm bền vững; giải pháp cho sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả; giải pháp đảm bảo chất lượng môi trường bên trong nhà; giải pháp đáp ứng tính bản sắc và tiên tiến của kiến trúc; giải pháp đáp ứng tính xã hội và nhân văn.

Các xu hướng công nghệ áp dụng trong chuyển đổi xanh cho công trình: Tạo lập và vận hành công nghệ xanh; ra quyết định dựa trên dữ liệu lớn; mô hình hóa thông tin công trình (BIM); tích hợp năng lượng tái tạo; đổi mới vật liệu; thực tế ảo và thực tế tăng cường; công nghệ chuỗi khối; hệ thống thiết bị thông minh; bảo trì, dự đoán; hỗ trợ chứng chỉ và xếp hạng xanh.

Ngọc Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau loạt kiến nghị của cử tri, những vướng mắc tại 2 dự án bệnh viện lớn gồm Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam đã dần được tháo gỡ. Với “tối hậu thư” phải đưa 2 công trình vào hoạt động trong 6 tháng tới, cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng về một cuộc hồi sinh không “lần nữa”, không lãng phí và không để “lỡ hẹn” đúng như mong muốn mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Công điện đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, các chủ đầu tư tiếp tục ưu tiên tập trung giải ngân các nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn kéo dài và các nguồn vốn có thời hạn thanh toán đến ngày 31/12/2024.

  • Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

  • Lạng Sơn: Thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 với tổng mức đầu tư 464 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Việc thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 là một bước tiến quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh, tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương; đồng thời khẳng định vị thế của Lạng Sơn như một điểm đến đầu tư công nghiệp quan trọng tại miền Bắc.

  • Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa

    (Xây dựng) - Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài.

  • Bình Phước: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, hướng tới tăng trưởng bền vững

    (Xây dựng) - Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh Bình Phước đang tập trung thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Xem thêm
  • Hải Dương xây dựng 4 trụ cột chính để trở thành tỉnh công nghiệp công nghệ cao

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đặt mục tiêu trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ cao bền vững, tận dụng tối đa vị trí chiến lược và khả năng liên kết vùng.

    17:38 | 18/11/2024
  • Ninh Bình: Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công thời điểm cuối năm

    (Xây dựng) – Chỉ còn thời gian ngắn nữa là kết thúc năm 2024, vì vậy mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư phải quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

    16:56 | 18/11/2024
  • 4 yếu tố giúp Hưng Yên là địa phương có “sức hút nóng” về công nghiệp

    (Xây dựng) - Hưng Yên đang tập trung chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp hiện hữu thành các trung tâm thân thiện với môi trường bằng cách nghiêm cấm các ngành Công nghiệp gây ô nhiễm. Cách tiếp cận chiến lược này dự kiến sẽ thu hút được nguồn đầu tư đáng kể, hiện đã đảm bảo được 18 nguồn đầu tư cho các khu công nghiệp xanh.

    16:49 | 18/11/2024
  • Hà Nội: Giám sát huyện Gia Lâm về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025

    (Xây dựng) - Mới đây, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã có buổi làm việc với huyện Gia Lâm về tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo nghị quyết của HĐND Thành phố.

    15:04 | 18/11/2024
  • Hơn 100 gian hàng tham gia tại Triển lãm Phòng sạch và Điều hòa không khí 2024

    (Xây dựng) - Triển lãm quốc tế CLEANFACT & RHVAC VIETNAM 2024, sắp diễn ra từ ngày 21 – 23/11 là sự kiện thường niên quan trọng trong lĩnh vực Lạnh và Điều hòa không khí, Phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao.

    11:39 | 18/11/2024
  • Bình Định: Gần 496 tỷ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam sẽ được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Hội, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên diện tích hơn 8,4ha, tổng vốn đầu tư 495,8 tỷ đồng.

    21:29 | 17/11/2024
  • Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới

    Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp sớm và nhanh nhất cả nước, góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp quá nhanh cũng để lại không ít những hệ lụy về môi trường. Vì vậy, các tỉnh khu vực này đang tích cực điều chỉnh để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.

    19:45 | 17/11/2024
  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chú trọng đầu tư các cụm công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Với việc làm tốt công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngay sau khi đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp (CCN) ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã nhanh chóng thu hút hơn 600 nhà đầu tư thứ cấp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

    18:26 | 17/11/2024
  • Long An: Năng lượng sạch - nền tảng phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Liên minh Bỉ - Việt nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác với phía Bỉ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo.

    14:48 | 17/11/2024
  • Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn

    (Xây dựng) – Hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một số diện tích của các cụm công nghiệp vẫn chưa được giải phóng mặt bằng (GPMB). Để đảm bảo tiến độ dự án, Phú Thọ đã huy động nguồn nhân lực tập trung giải quyết vấn đề tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

    14:02 | 17/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load