Thứ ba 28/11/2023 16:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại

15:08 | 17/06/2022

(Xây dựng) - Góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong 2 ngày 16 và 17/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam với chủ đề “Phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh”.

chuyen doi so va xay dung ha tang do thi dong bo hien dai
Chủ tọa điều hành hội thảo.

Trong khuôn khổ diễn đàn, diễn ra 01 Phiên toàn thể cấp cao do lãnh đạo Đảng, Nhà nước đồng chủ trì, chiều 17/6, với quy mô khoảng 300 - 400 đại biểu dự trực tiếp và trên 2.000 đại biểu dự trực tuyến tại 872 đô thị trên toàn quốc và các điểm cầu quốc tế.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cũng có 4 hội thảo chuyên đề: Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Gắn kết đồng bộ, hiệu quả tái thiết đô thị và chuyển đổi số gắn với tầm nhìn phát triển đô thị bền vững; Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh kết nối trong nước và quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Phát triển các mô hình đô thị mới và thúc đẩy chuyển dịch kinh tế khu vực đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Chiều 16/6, đã diễn ra hội thảo chuyên đề 2 với chủ đề “Chuyển đổi số và xây dựng hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu trong tiến trình phát triển đô thị bền vững”.

Đây là sự kiện do Ban Kinh tế Trung ương cùng Bộ Xây dựng đồng chủ trì tổ chức.

chuyen doi so va xay dung ha tang do thi dong bo hien dai
TS. Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ đạo tại hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, TS. Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị những năm qua, hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đã được quan tâm đầu tư, tăng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ.

Nhiều công trình đường cao tốc, quốc lộ, các tuyến vành đai tại các đô thị lớn, cảng hàng không, cảng biển quan trọng, quy mô lớn được xây dựng và nâng cấp đã góp phần làm tăng khả năng kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và giao thương quốc tế.

Giao thông công cộng được quan tâm phát triển, hệ thống giao thông công cộng vận tải khối lượng lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang dần được hình thành. Nhiều nhà máy cấp nước công suất lớn được đầu tư xây dựng.

Hầu hết các đô thị đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nâng cấp, cải tạo, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Hạ tầng chiếu sáng, cây xanh được cải thiện. Hạ tầng xã hội bao gồm giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao du lịch, thương mại và dịch vụ... tại các đô thị được quan tâm đầu tư. Hạ tầng số của Việt Nam cơ bản đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN, internet băng thông rộng phủ 100% các xã.

chuyen doi so va xay dung ha tang do thi dong bo hien dai
PGS.TS Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thành Phong đánh giá khách quan cho thấy: Cho đến nay, hệ thống hạ tầng đô thị còn thiếu đồng bộ, liên kết yếu; chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng; chưa đa dạng phương thức kết nối vùng và bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn.

Tỉ lệ đất dành cho giao thông ở mức thấp. Các tuyến đường sắt đô thị chậm tiến độ, chưa đưa vào sử dụng. Hệ thống vận tải công cộng vận hành hiệu quả thấp (Chỉ đạt khoảng 16-20% so với quy định Luật Giao thông đường bộ). An ninh, an toàn về nguồn nước, chất lượng nước, tính liên tục trong cấp nước chưa được bảo đảm, nhiều nơi người dân đô thị còn thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô hạn, xâm nhập mặn.

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị còn nhiều hạn chế, mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thoát nước đô thị, tổng lượng nước thải được thu gom và xử lý tại đô thị chỉ đạt khoảng 13%, phần lớn các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động dưới công suất 50% công suất thiết kế và xây dựng; tình trạng ngập úng đô thị thường xuyên xảy ra, kể cả đối với đô thị miền núi.

Xử lý chất thải rắn đa số vẫn bằng phương pháp chôn lấp, có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Hạ tầng chiếu sáng đô thị tại các đô thị trung bình và nhỏ chất lượng chưa cao. Tỷ lệ cây xanh đô thị Việt Nam chỉ bằng 1/5 trung bình thế giới, thấp hơn nhiều so với các nước có đô thị phát triển.

Chưa hình thành được hệ thống hạ tầng khung thống nhất và đồng bộ liên kết giữa các vùng; chưa đa dạng phương thức kết nối vùng; chưa tận dụng tốt địa hình, địa lý để phát triển giao thông như đường thủy, nội địa, đường sắt; liên kết nội đô thị và liên kết vùng đô thị chủ yếu dựa trên hệ thống giao thông đường bộ; giao thông cá nhân chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối trong giao thông đô thị.

Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, công viên cây xanh, sân chơi cho người dân còn thiếu, chỉ tiêu thấp hơn so với quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững của Việt Nam trong thời gian tới, Nghị quyết 06-NQ/TW đã đề ra mục tiêu: “Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại”.

Nghị quyết 06-NQ/TW đồng thời có riêng 1 nhóm nhiệm vụ về “phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu” với nhiều định hướng giải pháp cụ thể như: Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đến năm 2030; Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật diện rộng, hạ tầng số...

Nghị quyết 06-NQ/TW cũng nhấn mạnh nhiệm vụ “đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh”.

Theo TS. Nguyễn Thành Phong, thực tiễn về chuyển đổi số hiện nay cho thấy: Đã có 55/63 địa phương đã ban hành nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Tỉnh ủy, Thành ủy về chuyển đổi số; 59/63 địa phương ban hành chương trình/kế hoạch/đề án về chuyển đổi số giai đoạn 05 năm.

Chỉ số cấp tỉnh đánh giá mức độ chuyển đổi số dựa trên 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đạt mức trung bình là 0,3 trên thang điểm tuyệt đối là 1,0.

Trong 3 trụ cột nêu trên, trụ cột chính quyền số có chỉ số trung bình cao hơn so với trụ cột kinh tế số và xã hội số, do kế thừa những kết quả của tiến trình phát triển Chính phủ điện tử.

Nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, để phát triển và hình thành những đô thị thông minh trước hết phải thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực, trong đó cần chú trọng hàng đầu đến chuyển đổi số trong quản lý đô thị.

chuyen doi so va xay dung ha tang do thi dong bo hien dai
Toàn cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các diễn giả đến từ các đơn vị, địa phương chia sẻ kinh nghiệm về việc gắn kết giữa chuyển đổi số với xây dựng đô thị thông minh; về phát triển hạ tầng đô thị xanh, thông minh, đô thị sinh thái; những lưu ý khi áp dụng các công nghệ số, nền tảng số tại các đô thị; kinh nghiệm của một số địa phương trong thực hiện chủ trương quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị…

Tại tọa đàm nằm trong khuôn khổ hội thảo, các diễn giả cùng nhau trao đổi, thảo luận về vấn đề thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị; những vấn đề cần quan tâm khi áp dụng các công nghệ và nền tảng số trong xây dựng các dự án phát triển đô thị bền vững, thông minh và đáng sống… và một số vấn đề liên quan khác.

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thành phố Quảng Ngãi hoàn tất công tác chuyển dời chợ Hàng Rượu

    (Xây dựng) – Toàn bộ tiểu thương tại chợ Hàng Rượu cũ đã đồng thuận chuyển dời vào chợ Hàng Rượu mới khang trang, rộng rãi và ổn định việc kinh doanh, buôn bán.

    08:57 | 24/11/2023
  • Việt Yên (Bắc Giang): Dồn sức cho các công trình trọng điểm trước ngưỡng cửa lên thị xã

    (Xây dựng) – Xác định các công trình trọng điểm sẽ góp phần quan trọng tạo nên diện mạo, sức sống, sức bền, sức vươn của Việt Yên (Bắc Giang) trong tương lai, thời gian qua, huyện đã tập trung công tác chỉ đạo, trong đó yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình có tính chất điểm nhấn đô thị, góp phần nâng tầm Việt Yên trở thành thị xã trước năm 2025.

    22:24 | 23/11/2023
  • Quảng Ngãi: Trước năm 2030, huyện Tư Nghĩa lên thị xã

    (Xây dựng) – Huyện Tư Nghĩa được định hướng trở thành thị xã thứ 3 của Quảng Ngãi, nằm sát bên thành phố Quảng Ngãi - đô thị lớn nhất tỉnh.

    16:13 | 23/11/2023
  • Phân quyền mạnh cho Hà Nội để tái cân bằng đô thị

    Việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô được xem là giải pháp quan trọng để phát triển và tái cân bằng đô thị. Quy định về nội dung này đang được tiếp tục kế thừa, điều chỉnh và bổ sung điểm mới tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm phù hợp với thực tiễn.

    09:01 | 23/11/2023
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Bắt đầu di dời tượng đài Dầu khí về khu vực công viên Ẹo Ông Từ

    (Xây dựng) – Tượng đài Dầu khí được xây dựng từ năm 2010 đặt giữa nút giao đường 2/9 và Nguyễn An Ninh (thành phố Vũng Tàu) sẽ được tháo dỡ, di dời và lắp đặt (có đầu tư thêm) tại khu vực công viên Ẹo Ông Từ, phường 12.

    18:22 | 22/11/2023
  • Kiên Giang: Phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh có 34 đô thị

    (Xây dựng) - Quyết định 1289/QĐ-TTg 2023 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang 2021-2030.

    18:06 | 22/11/2023
  • 'Sống mòn' bên dòng sông Lừ ô nhiễm

    Mỗi ngày có khoảng 500m3 nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành Hà Nội đổ vào sông Lừ. Chưa kể lượng nước thải từ các bệnh viện, các cơ sở dịch vụ cũng đang góp phần vào sự ô nhiễm của dòng sông từng ngày, từng giờ.

    10:09 | 21/11/2023
  • Phú Yên: Quảng trường Nghinh Phong đạt giải thưởng Cảnh quan đô thị châu Á năm 2023

    (Xây dựng) – Mới đây, tại thành phố Bu San, Hàn Quốc, Ban tổ chức giải thưởng Cảnh quan đô thị châu Á tổ chức trao giải cho các công trình xuất sắc đạt giải năm 2023. Vượt qua hàng ngàn công trình, quảng trường Nghinh Phong là công trình duy nhất ở Đông Nam Á đạt giải thưởng Cảnh quan đô thị châu Á năm 2023.

    09:56 | 19/11/2023
  • Vĩnh Phúc: Phúc Yên hướng đến đô thị loại II

    (Xây dựng) – Trải qua 118 năm hình thành và phát triển (1905 - 2023), thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã và đang giữ vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, phấn đấu xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh.

    19:04 | 16/11/2023
  • Quảng Ngãi: Hiến kế xây dựng đô thị Đức Phổ ngày một phát triển

    (Xây dựng) – Những ý kiến tâm huyết, đề xuất mang tính xây dựng từ thực tế địa phương và thực tiễn công tác của đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức đã gợi mở nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả… nhằm mục đích xây dựng chính quyền thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) ngày càng trong sạch, vững mạnh. Qua đó nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và kiến tạo đô thị Đức Phổ phát triển xứng tầm.

    16:22 | 16/11/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load