Thứ bảy 27/04/2024 11:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuyện bật đèn xe và cưới cả cô gái trả lại… lúm đồng tiền!

08:39 | 14/05/2020

Gần đây, dư luận lại tiếp tục xôn xao xung quanh một qui định cũ, đã từng được nêu ra cách đây 5 năm (12.2015), đó là phải bật đèn tất cả các loại xe khi tham gia giao thông.

chuyen bat den xe va cuoi ca co gai tra lai lum dong tien

Cụ thể, theo báo Dân trí, Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi, trong đó, tại khoản 3 điều 27 dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) quy định:

Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau. Vào ban đêm hoặc khi trời tối hoặc khi có sương mù, thời tiết xấu bị hạn chế tầm nhìn phải bật sáng những đèn chiếu xa hoặc chiếu gần, đèn chiếu hậu hoặc đèn định vị theo thiết kế của nhà sản xuất”.

Qui định này một lần nữa gặp phải những phản ứng trái chiều trên báo chí và dư luận.

Một phía cho rằng quy định này không phù hợp với Việt Nam vì Việt Nam là đất nước nhiệt đới, nhiệt độ luôn ở mức cao vào mùa hè nên việc bật đèn xe máy vào ban ngày là không cần thiết. Việc bật đèn cũng không giảm thiểu được tai nạn giao thông mà còn gây tác dụng ngược như ô nhiễm môi trường, gây chói mắt. Nó chỉ phù hợp với các nước châu Âu, ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều...

Một phía cho rằng việc bật đèn tiêu tốn nhiên liệu không đáng kể, mức độ ô nhiễm cũng không ảnh hưởng nhiều, giá thành đèn chiếu sáng không cao… Song, tỉ lệ tai nạn giao thông giảm rõ rệt (từ 10-20%). Hiện, trên thế giới chỉ có 3 quốc gia là Việt Nam, Campuchia và Myanma là chưa có qui định này. Đặc biệt, Việt Nam tham gia ký Công ước Viên 1968.

Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng dù có thể không giảm tỉ lệ tai nạn giao thông, gây ô nhiễm, tốn kém… thì việc ban hành qui định này là bắt buộc chỉ với một lý do, Việt Nam đã tham gia ký Công ước Viên. Trong đó, các điều khoản tại Công ước về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo và tín hiệu đường bộ đều có qui định này.

Nếu không thực hiện, thì chúng ta phải hủy tham gia công ước.

Có ý kiến cho rằng chúng ta vẫn tham gia Công ước nhưng không thực hiện điều khoản này.

Đây là ý kiến không ổn bởi thứ nhất, với thế giới không có kiểu “nói một đằng, làm một nẻo”.

Thứ hai, người phương Tây có câu ngạn ngữ vui, đại để “vì một lúm đồng tiền, phải cưới cả một cô gái”. Không thể cưới một cô gái mà “trả lại” lúm đồng tiền cũng như không thể mua một cái ô tô nhưng trả lại cái đèn hay bộ lốp.

Theo các bạn, liệu có một giải pháp nào hay hơn, hoàn hảo hơn cho việc này không?

Theo Bùi Hoàng Tám/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load