Thứ ba 15/10/2024 23:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chính thức khởi động dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu

23:04 | 03/10/2020

(Xây dựng) - Ngày 03/10/2020, Tập đoàn Kosy tổ chức Lễ động thổ xây dựng Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Đây là một dự án điện gió trọng điểm tại Bạc Liêu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Sự kiện khởi động dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu đã đánh dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển dài hạn của Kosy Group - Tập đoàn phát triển đô thị và năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Chính thức khởi động dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu
Nghi thức động thổ dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu.

Dự án có công suất giai đoạn 1 là 40 MW với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, được triển khai bởi Công ty CP Điện gió Kosy Bạc Liêu - thành viên thuộc Tập đoàn Kosy,

Theo bản đồ quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2020 - 2030, Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu nằm trên đất liền thuộc địa bàn xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu - là nơi có tiềm năng gió tốt nhất của tỉnh với tốc độ gió trung bình đạt được ở cột đo gió cao 120m là khoảng 6,5 m/s, rất phù hợp để phát triển dự án điện gió thương mại quy mô lớn.

“Xây dựng Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu là phù hợp với quy hoạch điện VII quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cũng như quy hoạch của tỉnh, nhất là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà theo 5 trụ cột. Đồng thời, dự án sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu thông qua hệ thống hạ tầng dùng chung của dự án”, ông Dương Thành Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định.

Chính thức khởi động dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu
Ông Dương Thành Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại buổi lễ.

Theo kế hoạch, đến hết tháng 12/2020, dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu sẽ thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng; thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thi công các hạng mục phụ trợ BoP. Các hạng mục như nhà vận hành, đường giao thông nội bộ, móng turbine, tiếp địa móng, đường cáp ngầm 22kV sẽ được thi công xong trước 20/6/2021.

Cuối tháng 8/2021, dự án hoàn thành lắp đặt, nghiệm thu đường dây đấu nối 220kV và trạm nâng áp 22/220kV. Đầu tháng 10/2021 sẽ hoàn thành nghiệm thu lắp đặt turbine, thiết bị kỹ thuật. Dự kiến, Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 sẽ đi vào vận hành trước ngày 30/10/2021.

Khi đi vào hoạt động, Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 sẽ cung cấp sản lượng điện gió trung bình khoảng 115 triệu kWh/năm, hòa cùng hệ thống điện lưới quốc gia; đạt doanh thu khoảng 270 tỷ đồng/năm, đóng góp vào ngân sách địa phương hàng chục tỷ đồng mỗi năm, đồng thời giải quyết việc làm kỹ thuật cao cho hàng trăm lao động tại chỗ.

Chính thức khởi động dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu
Ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kosy phát biểu tại buổi lễ.

“Nhu cầu tiêu thụ điện năng ở Việt Nam ngày một tăng cao, ước tính trong thời gian tới tăng trưởng 10% mỗi năm. Năm 2020, lượng điện tiêu thụ ở Việt Nam khoảng 214 tỷ kWh và Chính phủ đã đặt mục tiêu tạo ra 570 tỷ kWh vào năm 2030. Nhận thấy tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn, Tập đoàn Kosy đã tập trung triển khai dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu (giai đoạn 1) với công suất 40 MW. Đây là một bước đi đúng đắn, phù hợp với định hướng và mục tiêu của Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng tái tạo nhằm góp phần đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân,” ông Nguyễn Việt Cường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kosy cho biết.

Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu có diện tích khoảng 6.600 ha, với tổng công suất trên 200 MW. Riêng giai đoạn 1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện VII có công suất 40 MW.

Dự án sử dụng thiết bị turbine hiện đại của Công ty Goldwind International Holdings (HK) Limited, dòng 4.5 MW mới nhất, phù hợp với điều kiện gió ở khu vực, có đường kính cánh dài 155m, cột tháp cao 130m giúp tăng sản lượng điện. Dòng turbine này sử dụng công nghệ truyền động trực tiếp bằng nam châm vĩnh cửu, không hộp số, giúp giảm hao phí vận hành, tăng hiệu quả phát điện, giảm chi phí và rủi ro bảo trì vận hành.

Tổng thầu dự án là Công ty CP Tập đoàn IPC. Hệ thống điện của nhà máy sẽ được đấu nối vào thanh cái 220kV của trạm biến áp 220kV nhà máy điện gió Hòa Bình 5.

Dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu sẽ được thực hiện theo hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BCT ngày 15/1/2019 của Bộ Công thương với giá mua điện thực hiện theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ (8,5 UScents/kWh).

Cũng trong Lễ động thổ xây dựng Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1, đại diện Tập đoàn Kosy đã trao tài trợ 500 triệu đồng xây dựng cầu Vĩnh Tân - Vĩnh Hòa, Bạc Liêu cho chính quyền địa phương.

Chính thức khởi động dự án Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu
Bà Nguyễn Thị Hằng - Phó Chủ tịch Tập đoàn Kosy trao tài trợ cho đại diện chính quyền, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình, Bạc Liêu.

Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 là dự án điện gió đầu tiên của Tập đoàn Kosy. Được sự khuyến khích của Chính phủ trong việc “khai thông” cơ chế sản xuất điện từ năng lượng tái tạo nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, Kosy Group sẽ tiếp tục triển khai đầu tư nhiều dự án khác như: Dự án điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 2 (50 MW), giai đoạn 3 (100 MW); dự án điện gió Kosy Cà Mau (200 MW); dự án điện mặt trời Kosy Bình Thuận (200 MW); cụm dự án Thủy điện Tả Páo Hồ, Pa Vây Sử (35 MW) và một số dự án thủy điện khác tại các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu... với công suất khoảng 300 MW.

Dự án thủy điện đầu tiên của Kosy Group - Nhà máy thủy điện Nậm Pạc 1 và 2 cũng đang được triển khai tại Lai Châu với tổng công suất lắp máy 34 MW. Dự kiến tới quý 4/2020 sẽ khánh thành và hòa vào lưới điện quốc gia.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khánh Hòa giải ngân trên 1.152 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, doanh số giải ngân vốn tín dụng chính sách toàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 1.152 tỷ đồng, đảm bảo yêu cầu hỗ trợ người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn vốn chính sách địa phương.

  • Quảng Trị: Đẩy mạnh công tác quyết toán công trình hoàn thành

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn về việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2024, đẩy mạnh công tác quyết toán công trình, dự án hoàn thành.

  • Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Tính đến ngày 17/9, tỉnh Gia Lai đã giải ngân tổng số vốn đầu tư công 1.674,993 tỷ đồng trong tổng kế hoạch 4.436,840 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 37,8%. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn kéo dài, đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc giải ngân, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án trên toàn tỉnh.

  • Bình Phước: 9 tháng đầu năm, ngành Thuế thu được 6.358 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Nhờ các biện pháp thu thuế hiệu quả, 9 tháng đầu năm 2024, ngành Thuế Bình Phước đã đạt chỉ tiêu cao mà Chính phủ và lãnh đạo tỉnh đã giao nhiệm vụ.

  • Cần Thơ: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ gần 1,8 tỷ USD

    (Xây dựng) – Sáng 15/10, UBND thành phố Cần Thơ đã tổ chức Họp các cơ quan báo, đài định kỳ quý III/2024. Tại cuộc Họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ thông tin cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tăng, 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,25% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 8,02% so với cùng kỳ.

  • Gia Lai: Thay thế các cán bộ làm trì trệ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Theo công điện về việc đôn đốc mạnh giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Gia Lai đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nhiều giải pháp đang được tỉnh Gia Lai đưa ra để thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác này.

Xem thêm
  • Phú Thọ nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Với ưu thế là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền núi phía Bắc và là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mở ra nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại đây.

    16:14 | 15/10/2024
  • Hải Dương ưu tiên thu hút doanh nghiệp lắp ráp lớn để dẫn dắt phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 340 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao; đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 580 doanh nghiệp.

    16:13 | 15/10/2024
  • Bắc Giang: Thông qua mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất hằng năm, đất xây dựng công trình ngầm và đất mặt nước

    (Xây dựng) – Mới đây, HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết thông qua mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm, đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm và đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước.

    14:28 | 15/10/2024
  • Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

    14:23 | 15/10/2024
  • Lãi suất trái phiếu ngành Bất động sản vẫn “neo cao” do áp lực đáo hạn

    (Xây dựng) – Thống kê cho thấy, trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý IV/2024 dự kiến sẽ vượt mức 87,5 nghìn tỷ đồng, trong đó nhóm bất động sản chiếm đến 35%. Điều này sẽ buộc mặt bằng lãi suất dự kiến vẫn ở mức cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản.

    11:41 | 15/10/2024
  • Khánh Hòa đôn đốc thu nợ với 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn

    (Xây dựng) – Trong tháng 8/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đôn đốc, thu hồi gần 10,5 tỷ đồng tiền nợ thuế của 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn theo Báo cáo số 158/BC-CTKHH trên địa bàn tỉnh.

    11:39 | 15/10/2024
  • Cần gỡ bỏ “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là một “điểm nghẽn”. Các doanh nghiệp (DN) ngành CNHT mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài.

    10:52 | 15/10/2024
  • Quy định về ủy quyền, phân cấp đầu tư dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Khoản 3 Điều 84 Luật Đầu tư công quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư công.

    09:52 | 15/10/2024
  • Bình Định: Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh trên 370 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh trên diện tích 75ha với tổng mức đầu tư 373,7 tỷ đồng.

    09:48 | 15/10/2024
  • Kon Tum: Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án điện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa có chỉ đạo khẩn đối với các dự án điện trên địa bàn, yêu cầu các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành đúng theo cam kết. Nếu các dự án tiếp tục trì hoãn, tỉnh sẽ thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án.

    08:42 | 15/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load