Thứ sáu 26/04/2024 00:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cập nhật tiến độ mới nhất của dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà

14:06 | 14/03/2019

(Xây dựng) – Tại Hội thảo “Việt Nam hướng tới tương lai năng lượng ít carbon” do Đại sứ quán Anh tổ chức, ông Ian Hatton - Chủ tịch và là người sáng lập của Enterprize Energy đã cung cấp thông tin cập nhật về tiến độ của dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà.

Những thông tin mới nhất về dự án đã được cập nhật tại Hội thảo “Việt Nam hướng tới tương lai năng lượng ít carbon”.

Vào ngày 22/1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Enterprize chuẩn bị và thực hiện chương trình khảo sát, báo cáo khả thi và đề xuất chính thức đưa 3.400 MW dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà (Bình Thuận) vào Quy hoạch điện 7.

Ngày 11/3, bản khảo sát chi tiết và kế hoạch làm việc để khảo sát khu vực Kê Gà rộng 2.000 km2 đã được Enterprize đệ trình lên Bộ Công Thương để phê duyệt. Nội dung của kế hoạch bao gồm đánh giá tác động môi trường toàn diện, nghiên cứu địa kỹ thuật, đánh giá tài nguyên gió, kết nối lưới điện và phân tích tác động của việc kết nối, cùng với thiết kế các công trình phụ cho tua bin, trạm phụ ngoài khơi, kế hoạch thực hiện dự án và kế hoạch tài chính.

Nhà thầu cho toàn bộ kế hoạch khảo sát là Cty CP Tư vấn Xây dựng Điện lực 3 (EVN PECC3), được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật Enterprize Energy, cố vấn kỹ thuật từ các công ty của Anh như ODE, APEM và Braemar. Kế hoạch tài chính được hỗ trợ bởi Societe Generale, đơn vị do Enterprize đề nghị. Enterprize đã nỗ lực thông qua một lịch trình xử lý song song để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cho khu vực Kê Gà.

Trước đó, Enterprize Energy đã công bố lựa chọn MVOW là đối tác cung cấp máy phát điện tua bin gió, thiết kế các cấu trúc phụ của Vietsovpetro, và đối tác thi công các cấu trúc này là Vietsovpetro và PVC-MS. Societe Generale là cố vấn chính cho phần tài chính và cấu trúc dự án.

Theo sự chấp thuận của Chính phủ, Enterprize đang đặt mục tiêu đưa vào hoạt động chuỗi tua bin đầu tiên vào cuối năm 2022 và hoàn thành đề xuất 600 MW của giai đoạn xây dựng ban đầu trong năm 2023.

Trong bài phát biểu, ông Ian Hatton nhấn mạnh Enterprize sẽ hợp tác với ODE để phát triển hơn nữa nền tảng cột gió có khớp nối (AWC), có thể cung cấp giải pháp hiệu quả về mặt kinh tế cho phần chân đế tua bin ở khu vực nước sâu 70 – 150m. Ông Ian Hatton nhận định, giải pháp này rất phù hợp với điều kiện của Đài Loan, Việt Nam, và Nhật Bản. Enterprize đã xác định được các khu vực thích hợp tại Đài Loan và Việt Nam để triển khai. Đây là một ví dụ tuyệt vời về chuyển giao công nghệ từ ngành dầu khí, một lĩnh vực mà Vương quốc Anh nổi tiếng về kỹ thuật xuất sắc trong việc khai phá thành công các nguồn năng lượng mới trong điều kiện biển cực kỳ khó khăn.

Trước đó, vào ngày 7/3, ông Ian Hatton đã được mời đến phát biểu tại Ban Kinh tế Trung ương với những ý kiến đóng góp cho việc xây dựng chính sách năng lượng trong tương lai cho Việt Nam.

Ông Ian Hatton cho biết: “Đây là một vinh dự lớn cho đội ngũ Enterprize và cá nhân tôi vì đã có cơ hội được đóng góp kinh nghiệm của mình cho sự phát triển chính sách năng lượng trong tương lai của Việt Nam. Đây là năm hoạt động thứ 10 của Enterprize Energy, một năm nhiều tiến triển tại Đài Loan với Dự án Hải Long, trong đó, đã ký kết Hợp đồng nguyên tắc mua bán điện cho giai đoạn 2A, với công suất 300 MW trên tổng số 1.044 MW. Ngoài ra, ở Anh, chúng tôi đang chuẩn bị tham gia vào dự án khoan giếng sản xuất khí đốt ở nam Biển Bắc để hoàn thiện kế hoạch phát triển năng lượng kết hợp (hybrid) giữa khí tự nhiên và gió ngoài khơi”.

Ngày 25/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung khuyến khích, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm sư phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Từ chủ trương này, dự án Điện gió ngoài khơi Kê Gà đã ra đời và có sẽ được thực hiện trên một vùng biển có diện tích hơn 2000 km2, cách xa đất liền tối thiểu 20km ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, tính từ mũi Kê Gà.

Cánh đồng gió ngoài khơi (offshore wind farm) dự kiến sẽ được đầu tư xây dựng ngoài khơi cách bờ biển Bình Thuận (mũi Kê Gà) khoảng 20 km tới 50 km, nơi có tốc độ gió bình quân 9,5m/s. Các tuốc bin (turbine) có thể có công suất khác nhau, những tuốc bin gió đầu tiên được xây dựng có công suất 9,5MW. Trong suốt quá trình xây dựng của từng giai đoạn, công suất các tuốc bin sẽ còn tăng lên với sự phát triển của công nghệ turbine gió. Trong tương lai, với dự án này, Việt Nam kỳ vọng trở thành “cường quốc” có công trình điện gió với công nghệ tân tiến nhất trên thế giới.

 

Diệu Anh – Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load