Thứ ba 05/11/2024 19:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Cẩn trọng giảm thuế để bình ổn giá thép

16:11 | 17/05/2021

(Xây dựng) – Đó là ý kiến của Bộ Tài chính trước tình trạng giá thép tăng mạnh, ảnh hưởng lớn đến giá thành các công trình xây dựng. Trong đó, thay vì xem xét giảm thuế với thép nhập khẩu, Bộ Tài chính đề nghị xem xét giảm thuế phòng vệ thương mại đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng để giảm giá thành, bình ổn thị trường.

can trong giam thue de binh on gia thep
Giá thép tăng ảnh hưởng lớn đến giá thành công trình xây dựng (Nguồn: Internet).

Từ số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đã sản xuất khoảng 10,5 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng thép xây dựng tăng 11,4% lên 3,7 triệu tấn. Đây cũng là mặt hàng thép chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Theo thống kê của VSA về giá bán thép xây dựng tại các nhà máy (chưa tính thuế VAT, trừ chiết khấu) trong tháng 5/2021 bình quân khoảng 16,3 – 16,5 triệu đồng/tấn tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể, tăng khoảng 1,2 triệu đồng/tấn so với tháng 4/2021.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, trước việc giá thép, đặc biệt thép xây dựng trong nước tăng cao thời gian gần đây, Bộ Công Thương đã đề nghị Thủ tướng xem xét điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá trên thị trường.

Trước đó, trong tháng 3/2020, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam thêm 3 năm. Giải pháp tự vệ thương mại này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Mức thuế áp dụng với phôi thép nhập khẩu theo quyết định trên hiện áp dụng là 13,3% tới tháng 3/2022; và 11,3% từ tháng 3/2022 – 3/2023. Với thép xây dựng thành phẩm nhập khẩu hiện áp thuế tự vệ 7,9%, và giảm còn 6,4% cho giai đoạn tháng 3/2022 – 3/2023.

Tương tự, để có giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến động giá vật liệu xây dựng và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các hoạt động đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng, kịp thời cập nhật, điều chỉnh giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, lưu ý tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động giá lớn, trường hợp cần thiết, công bố giá vật liệu xây dựng hằng tháng hoặc sớm hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn.

Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho biết, việc giá thép thành phẩm trên thị trường trong nước thời gian qua tăng cao, đặc biệt với thép xây dựng, chủ yếu do giá nguyên liệu thép trên thế giới tăng mạnh. Tình trạng này do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, trong khi sản xuất thép trong nước phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cùng với nhu cầu tiêu thụ thép trong nước tăng cao, dẫn tới giá tăng.

Theo Bộ Tài chính, để bình ổn thị trường thép cần phải sử dụng các giải pháp đồng bộ trong ngắn và dài hạn. Trong đó, cần các giải pháp để cân đối cung – cầu, nâng cao năng lực sản xuất thép trong nước, đặc biệt về nguồn cung nguyên liệu.

Đồng thời, có thể xem xét điều chỉnh chính sách thuế tự vệ thương mại đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng trong giai đoạn hiện nay (theo quyết định của Bộ Công Thương), để giảm giá phôi thép và thép thành phẩm nhập khẩu.

Về giảm thuế với thép nhập khẩu, Bộ Tài chính cho rằng, cần cân nhắc, tính toán cẩn trọng để vừa góp phần thúc đẩy ngành thép trong nước phát triển bền vững, bình ổn thị trường vừa tuân thủ các nguyên tắc của Luật thuế xuất nhập khẩu.

Cũng theo Bộ Tài chính, thuế với thép nhập khẩu hiện khá thấp theo các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện nguyên liệu thép nhập khẩu chỉ áp thuế từ 0 – 3% (tùy loại), phôi thép chỉ chịu thuế 1%. Với thép xây dựng thành phẩm, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, hiện mức thuế từ 15 – 20% (thép hình, thép góc, thép thanh)…

Theo VSA, năm 2021, nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 7 – 10% so với năm 2020. Sản xuất thép của Việt Nam sẽ tiếp tục đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu một phần ra nước ngoài. Để đáp ứng cho sản xuất, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu như quặng sắt (khoảng 17 – 20 triệu tấn), thép phế (khoảng 5 – 6 triệu tấn), than mỡ luyện cốc (khoảng 6,5 triệu tấn) và điện cực graphite (khoảng 10.000 tấn) và nhiều loại khác như vật liệu chịu lửa, ferô các loại, phụ tùng thiết bị…

Dự báo năm 2021, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả nguyên vật liệu và thép thành phẩm trên thế giới sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới trên thị trường toàn cầu và nội địa.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tăng cường quản lý chất lượng vật liệu kính xây dựng

    (Xây dựng) – Trước tình trạng nhiều nhà máy sản xuất trong nước như: Kính Chu Lai CFG, kính Việt Nhật VFG, kính Bình Dương VIFG... sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Một trong số nguyên nhân là do việc cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá từ các loại kính nhập khẩu. Việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng vật liệu kính xây dựng để đánh giá đúng bản chất, khẳng định thương hiệu của nhiều nhà máy sản xuất kính trong nước.

    10:21 | 03/11/2024
  • Quảng Ngãi ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn vừa ký Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

    17:57 | 02/11/2024
  • Hội thảo quốc tế “Vật liệu xây dựng trong thế kỷ 21”

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng 2019 (ICBM 2019), sáng 1/11, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) tổ chức Hội thảo quốc tế về vật liệu xây dựng (ICBM 2024) từ ngày 31/10 đến 3/11/2024 tại Hà Nội với chủ đề “Vật liệu xây dựng trong thế kỷ 21”. Đây cũng là Hội thảo gắn liền với Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Vật liệu xây dựng (04/11/1969 – 04/11/2024).

    22:49 | 01/11/2024
  • Hà Tĩnh: Tăng cường quản lý Nhà nước về đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 6564/UBND-NL về việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương về tăng cường quản lý Nhà nước về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    16:11 | 01/11/2024
  • Kon Tum: Tăng cường phối hợp quản lý thuế khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Văn bản số 3870/UBND-KTTH chỉ đạo các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh về việc tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thuế các mỏ khoáng sản nhằm đảm bảo tính minh bạch, ngăn ngừa tình trạng trốn thuế và tăng cường thu nộp vào ngân sách Nhà nước.

    16:06 | 01/11/2024
  • Long An phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đây là bước đi quan trọng trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản và mang lại cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ cho tỉnh Long An.

    16:00 | 01/11/2024
  • Bắc Kạn: Đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các công trình, dự án

    (Xây dựng) – Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, các Sở, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công các dự án, công trình trọng điểm.

    15:15 | 31/10/2024
  • Quảng Ninh: Quản lý chặt khoáng sản làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

    08:37 | 31/10/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    18:41 | 29/10/2024
  • Tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế và tận dụng nhiệt thừa để giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) – Đó là kinh nghiệm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng.

    23:02 | 28/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load