Chủ nhật 11/06/2023 07:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động giá thép xây dựng

21:49 | 12/05/2021

(Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 1545/BXD-KTXD gửi các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; UBND các tỉnh, thành phố; Tổng hội xây dựng Việt Nam; Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam; Hội kinh tế xây dựng Việt Nam đề nghị thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng.

giai phap giam thieu tac dong tieu cuc cua dich covid 19 va bien dong gia thep xay dung
Thời gian gần đây, giá thép tăng đột biến, không theo quy luật tăng giá thông thường, tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng. (Nguồn: Internet).

Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, bên cạnh tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, tình trạng giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao, nhất là giá thép tăng đột biến, không theo quy luật tăng giá thông thường, tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng.

Mặc dù Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định: UBND cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở xây dựng công bố giá các loại vật liệu xây dựng, thiết bị công trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hằng quý hoặc sớm hơn khi cần thiết. Tuy nhiên, tại một số địa phương, việc công bố giá vật liệu xây dựng còn chậm. Biến động giá thép và giá một số vật liệu xây dựng chưa được cập nhật kịp thời hoặc đã được cập nhật trong công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương nhưng chưa bám sát diễn biến thị trường.

Trước tình hình trên, để có giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến động giá vật liệu xây dựng và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các hoạt động đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng, kịp thời cập nhật, điều chỉnh giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường, lưu ý tránh bị tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động giá lớn, trường hợp cần thiết, công bố giá vật liệu xây dựng hằng tháng hoặc sớm hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn.

Các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan đánh giá tác động của dịch Covid-19 và biến động giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu, nhất là giá thép đến tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, các dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng; đề xuất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thực hiện hợp đồng xây dựng.

Đồng thời, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam tổng hợp, cung cấp các thông tin và kiến nghị của các nhà thầu xây dựng (nếu có) và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ. Các kiến nghị, đề xuất sẽ được Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Linh Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hòa Phát bán hơn nửa triệu tấn thép các loại trong tháng 5/2023

    (Xây dựng) - Tháng 5/2023, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 565 nghìn tấn thép thô, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng và phôi thép đạt 530 nghìn tấn, giảm 20% so với tháng 5/2022 nhưng tăng 16% so với tháng 4 vừa qua.

  • Khai thác khoáng sản phải có giám đốc điều hành mỏ

    (Xây dựng) - Một công ty khai thác khoáng sản đã bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ và thông báo về cơ quan chức năng theo các thủ tục quy định. Qua kiểm tra, mỏ đang hoạt động, nhưng giám đốc điều hành mỏ không có ở hiện trường khai thác (có lý do).

  • Giải pháp nguồn vật liệu san lấp cho công trình giao thông

    (Xây dựng) – Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, diện tích tự nhiên 39.734 km2 (12,2% diện tích cả nước); dân số khoảng 18 triệu người (chiếm 19% dân số cả nước). ĐBSCL giữ vị thế hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê kông và có rất nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

  • VIGLACERA: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Vào ngày 10/6, tại Cần Thơ, Tổng công ty Viglacera - CTCP sẽ tham gia Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Báo Xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức. Diễn đàn thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế và các sở ban ngành địa phương.

  • HUD Kiên Giang: Thương hiệu VLXD hàng đầu tại Đồng bằng sông Cửu Long

    (Xây dựng) – Một công trình vĩ đại không chỉ nằm ở sự tráng lệ bên ngoài, mà phải vững chãi theo thời gian. Theo đuổi lý tưởng, dồn tâm huyết tạo nên các sản phẩm VLXD với chất lượng hàng đầu, mang lại sự vững tin cho người tiêu dùng, khi nhắc đến thương hiệu HUD Kiên Giang, chúng tôi tin rằng: “Một DN thành công là DN đóng góp xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Xây hoài bão, dựng tầm nhìn, khởi nguồn cho những hành trình mới”.

  • Đông Triều (Quảng Ninh): Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất gạch ngói, gốm sứ

    (Xây dựng) - Ngày 3/6, lãnh đạo UBND thị xã Đông Triều gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và đại điện các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói, gốm sứ ở địa phương để trao đổi, tháo gỡ những khó khăn; hình thức tổ chức văn hóa Café Doanh nhân tại Khu du lịch Quảng Ninh Gate.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load