Thứ tư 05/02/2025 18:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Đề xuất sử dụng xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện thay thế cát sông làm vật liệu thông thường

20:14 | 04/11/2024

(Xây dựng) - Đây là đề xuất của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) tại phiên Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, sáng 4/11.

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Đề xuất sử dụng xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện thay thế cát sông làm vật liệu thông thường
Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động để khi sử dụng cát biển không ảnh hưởng đến môi trường.

Đại biểu Phạm Văn Hòa nhận định, Luật Địa chất và Khoáng sản dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp này, đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều điểm bất cập về quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện, khai thác, nhằm khai thác, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả.

Khoáng sản là tài nguyên quý giá của đất nước, hầu hết không được tái tạo, phát triển mà ngày càng cạn kiệt, đòi hỏi phải được quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm, đóng góp tương xứng với giá trị của nó vào ngân sách nhà nước, góp phần vào sự phát triển quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, theo đại biểu, thực tiễn diễn ra nhiều nơi vẫn còn vấn đề phải nghiên cứu thấu đáo, vì khoáng sản là miếng mồi ngon mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả, miễn là có lợi cho họ. Nhiều khoáng sản quý giá nằm lẫn lộn trong đất, đá nên tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở của luật pháp trong quản lý để lách luật khai thác hàng quý hiếm này, chung với vật liệu thông thường để tiêu thụ mà không bị phát hiện.

Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản quý trái phép diễn ra cục bộ ở một số nơi vẫn qua mắt được các cơ quan chức năng. Tình trạng này không những tài nguyên quốc gia bị thất thoát, lãng phí mà hệ lụy còn kéo thêm nhiều người tử nạn do khai thác thủ công lén lút, không an toàn.

Mặt khác, theo đại biểu, việc kê khai số lượng quặng, khoáng sản được thu hồi phụ thuộc vào tính tự giác của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nên cơ quan quản lý Nhà nước rất khó kiểm soát. Chưa kể đến các mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác theo cơ chế xin - cho cũng làm thất thu ngân sách Nhà nước.

Ở những địa phương vùng cao có những khoáng sản đi kèm như: Đất đá, xỉ than lẫn lộn với khoáng sản quý vẫn chưa được sử dụng, khai thác, bị thải bỏ, lãng quên, lãng phí. Có nơi chất thành đống cao, nguy cơ sạt lở, ô nhiễm môi trường, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người dân. Trong khi đó, đất đá để xây lắp cho các công trình thì không đủ để sử dụng.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, ở đồng bằng, việc khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng thông thường cũng không kém phức tạp, bất cập. Cát sỏi được hình thành theo quy luật tự nhiên của dòng sông, phụ thuộc lưu lượng dòng chảy, địa hình, tích tụ, độ bồi lắng… Cho nên việc quy hoạch đánh giá trữ lượng rất khó khăn, độ chính xác không cao. Hơn nữa, cát tặc thường xuyên khai thác ở những nơi giáp ranh, địa bàn phức tạp ở các địa phương để dễ lẩn trốn.

Cũng theo đại biểu, hiện nay hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường cao tốc Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua và từng bước triển khai thực hiện ở một số địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp khó.

Tại miền Bắc, việc sử dụng cát, sỏi thông thường để san lấp, dẫn đến khả năng thiếu vật liệu, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án, công trình. Nhưng có điều nghịch lý là khối lượng đất đá thải ra từ các mỏ do chưa nghiên cứu đã sử dụng cho công trình. Nếu có thì chỉ sử dụng cho công trình tại chỗ, chưa được cấp phép di chuyển sang công trình khác vì lo ngại tiêu cực.

Tại khu vực miền Trung, cũng không ít bất cập khi các mỏ vật liệu được quy hoạch thì phần lớn do tư nhân quản lý. Đơn vị thi công phải thỏa thuận để mua rất khó khăn về giá.

Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo dự báo, khan hiếm vật liệu san lấp vẫn xảy ra, không những cho các dự án đường cao tốc mà cả dự án đường cấp tỉnh, huyện, xã; chưa kể đến san lấp các công trình dân dụng. Người dân có tiền chưa chắc đã mua được vật liệu để sử dụng, mặc dù giá rất đắt đỏ.

Trong khi đó, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy đốt than thải ra hằng năm rất lớn nhưng vẫn chưa được sử dụng thay thế vật liệu xây lắp vì chưa được nghiên cứu kỹ càng và hướng dẫn thực hiện. Có sử dụng cũng không đáng kể. Nhiều nơi tro, xỉ nhà mát nhiệt điện được chôn lấp, bỏ thành đống rất lãng phí, có khả năng ảnh hưởng đến môi trường về lâu dài.

Thậm chí, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, thời gian qua đã có trường hợp xỉ than đem bán chui ở nước ngoài, gây thất thoát tài nguyên.

Đối với cát biển, đại biểu bày tỏ, việc được sử dụng thực hiện thí điểm cát biển thay thế cát sông khan hiếm xây lắp làm đường là tín hiệu mừng. Nhưng đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm và đặt câu hỏi: “Liệu cát biển có an toàn vệ sinh môi trường hay không?”; “Có giải pháp hạ âm từ 60 tới 100cm kết hợp với việc dùng vật liệu địa chất bao bọc lại để không cho nước biển lẫn lộn trong cát thoát ra ngoài ở môi trường không?”.

Với những chia sẻ và phân tích như trên, đại biểu kính mong Chính phủ, Bộ, ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than từ các nhà máy điện để sử dụng thay thế cho cát sông làm vật liệu thông thường. Cát biển cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động để khi sử dụng không ảnh hưởng đến môi trường.

Riêng việc nghiên cứu xây dựng cầu cảng trên vùng đất yếu, vùng trũng Đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu cho rằng, cần nhanh chóng thực hiện thí điểm, có thể là đoạn cao tốc Cần Thơ - Châu Đốc để rút kinh nghiệm.

Đại biểu cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp giữa Bộ, ngành liên quan nghiên cứu nội dung này nhưng “nghiên cứu không biết bao giờ mới thực hiện được, cần có câu trả lời từ phía cơ quan chức năng”, Đại biểu đề nghị.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load