Thứ tư 29/01/2025 05:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Thanh Hóa: Cấp giấy phép mỏ đất làm vật liệu san lấp và khoáng sản đi kèm

16:23 | 05/11/2024

(Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký Giấy phép số 212/GP-UBND cho phép Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Bắc Sơn (số 262, đường Bà Triệu, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) được khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp và khoáng sản đi kèm tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa: Cấp giấy phép mỏ đất làm vật liệu san lấp và khoáng sản đi kèm
Cho phép Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Bắc Sơn, được khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp và khoáng sản đi kèm tại xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Cụ thể, diện tích mỏ là 19.021m2, mức sâu khai thác thấp nhất + 65m, trữ lượng địa chất 347.025m3, khoáng sản chính là đất san lấp, trữ lượng cấp 314.761m3. Khoáng sản đi kèm đất có hàm lượng SiO2 từ 72,58% đến 78,19% (trung bình đạt 75,39%) là 32.264m3, trữ lượng được phép đưa vào thiết kế khai thác 347.025m3, khoáng sản chính đất san lấp, trữ lượng cấp 314.761m3, khoáng sản đi kèm đất có hàm lượng SiO2 từ 72,58% đến 78,19% (trung bình đạt 75,39%) là 32.264m3, trữ lượng khai thác: 320.345m3, khoáng sản chính đất san lấp là 288.081m3, khoáng sản đi kèm có hàm lượng SiO2 từ 72,58% đến 78,19% (trung bình đạt 75,39%) là 32.264m3. Công suất khai thác 30.000 m3/năm, phương pháp khai thác lộ thiên, thời hạn khai thác: 11 năm, kể từ ngày giấy phép này có hiệu lực, trong đó thời gian xây dựng cơ bản mỏ là 04 tháng, mục đích sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường.

Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Bắc Sơn có trách nhiệm nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản, các khoản phí, lệ phí có liên quan và các nghĩa vụ tài chính theo quy định. Tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng tọa độ, diện tích, trữ lượng, công suất quy định.

Trước khi tiến hành khai thác, phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra tại thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác và cắm mốc giới hạn phạm vi khu vực được phép khai thác; phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuê đất và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đầy đủ nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện việc ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định. Trong quá trình khai thác, phải thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ; phải có các biện pháp phòng, chống các sự cố, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan trong khai thác mỏ. Phải thu hồi tối đa sản phẩm khai thác từ mỏ và các sản phẩm khác (nếu có); báo cáo đúng sản lượng khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Việc quản lý, sử dụng khoáng sản khai thác, chế biến phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Thường xuyên thực hiện việc kiểm soát các khu vực khai thác, các công trình phụ trợ và các khu vực khác có liên quan; bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo đảm an toàn, trật tự mỏ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, phải dừng ngay hoạt động khai thác, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện việc đóng cửa mỏ; phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác; báo cáo định kỳ trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác có liên quan.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

  • Sen vòi "Made in Vietnam": Công nghệ xanh từ phủ PVD

    (Xây dựng) - Ngành sản xuất sen vòi tại Việt Nam đang đánh dấu bước chuyển mình quan trọng với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và cam kết phát triển bền vững. Tiêu biểu trong số đó là ứng dụng công nghệ phủ PVD (Physical Vapor Deposition) – giải pháp tiên tiến giúp gia tăng độ bền, chống ăn mòn, và mang lại bề mặt sáng bóng, tinh tế. Các sản phẩm sản xuất nội địa với chất lượng đạt chuẩn quốc tế không chỉ khẳng định năng lực công nghệ trong nước mà còn đáp ứng xu hướng sống xanh và nâng tầm không gian sống hiện đại.

  • Quảng Bình: Phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú vừa ký Quyết định số 166/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load