Thứ ba 05/11/2024 15:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần thiết nhân rộng mô hình điện lưới thông minh ở các Khu công nghiệp

23:30 | 29/10/2020

(Xây dựng) – Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold đánh giá, việc xây dựng hệ thống điện lưới thông minh ở các Khu công nghiệp và Khu kinh tế sẽ mang đến rất nhiều lợi ích nên cần được khuyến khích nhân rộng, phát triển trong thời gian tới.

can thiet nhan rong mo hinh dien luoi thong minh o cac khu cong nghiep
Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold chia sẻ tham luận tại Diễn đàn cấp cao đô thị thông minh ASEAN năm 2020 (Ảnh: Hữu Mạnh).

Hiện nay, Việt Nam đang phát triển các Khu công nghiệp và Khu kinh tế sử dụng mạng lưới kết nối thông minh nhưng vẫn hướng đến các phương án cung cấp năng lượng thông minh và sạch hơn. Các Khu công nghiệp và Khu kinh tế này đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam với điều kiện là mạng lưới điện này phải đáp ứng yêu cầu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về giảm thải carbon.

Cần thiết xây dựng lưới điện thông minh ở Khu công nghiệp

Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold cho biết, một Khu công nghiệp thông minh sẽ được cấu thành từ nhiều yếu tố như môi trường thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, cuộc sống thông minh, kinh tế thông minh, con người thông minh và cả năng lượng thông minh.

Hiện nay, nhiều Khu công nghiệp, Khu kinh tế ở Việt Nam đã đầu tư công nghệ để sử dụng năng lượng thông minh hơn, sạch hơn và thu về rất nhiều lợi ích thiết thực. Một số doanh nghiệp thậm chí còn thỏa thuận với Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN để xây dựng hệ thống lưới điện thông minh ngay trong khu công nghiệp. Như vậy, họ có thể sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau và tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động.

Theo đó, hệ thống điện mặt trời áp mái đang được lắp đặt ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp. Một số khu công nghiệp lại sử dụng tua-bin gió để tự cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động của mình, trong khi một số nơi áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo mới như khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Quá trình này hoàn toàn phù hợp với xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh ở Việt Nam.

Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng là một ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và thông minh hơn. Trước nay, các doanh nghiệp tại đây chủ yếu sử dụng nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện than và thủy điện. Nhưng trong thời gian qua, họ đã xây thêm các hệ thống điện mặt trời áp mái và điện gió. Đến nay thì Khu công nghiệp Deep C hoàn toàn có khả năng tự chủ điện cho các nhà máy của họ ở một mức độ nhất định.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tại đây cũng đang nghiên cứu sử dụng thêm các công nghệ tích năng như pin, ắc quy, thủy điện tích năng… Mục tiêu của DEEP C Hải Phòng là đến năm 2030 sẽ cung cấp 50% nhu cầu điện của khu công nghiệp bằng năng lượng tái tạo. Sự thành công của Deep C đang tạo ra hiệu ứng tốt khi nhiều khu công nghiệp khác đã học tập và thu được kết quả tích cực.

can thiet nhan rong mo hinh dien luoi thong minh o cac khu cong nghiep
Nhiều Khu công nghiệp, Khu kinh tế ở Việt Nam đang sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường (Ảnh: Internet).

Lợi ích của lưới điện thông minh ở Khu công nghiệp

Trưởng nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam John Rockhold đánh giá, việc sử dụng lưới điện thông minh tại các Khu công nghiệp sẽ có 4 lợi ích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của Khu công nghiệp, Khu kinh tế; cải thiện môi trường làm việc; tiết kiệm chi phí hoạt động; tăng năng suất lao động, tăng GDP và thu hút đầu tư.

Thực tế là nhiều Khu công nghiệp, Khu kinh tế ở Việt Nam đã có hệ thống năng lượng thông minh hơn và môi trường làm việc tốt hơn. Nhưng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nên họ càng đòi hỏi môi trường sạch sẽ và thân thiện hơn nữa. Mặt khác, việc đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm lợi thế để thu hút đầu tư quốc tế.

Nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam dự báo chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ còn giảm mạnh trong vòng 20-30 năm tới. Trong hoàn cảnh đó, nếu các Khu công nghiệp ở Việt Nam sử dụng 100% điện mặt trời áp mái thì sẽ “ghi điểm” rất nhiều với các nhà đầu tư nước ngoài như Apple hay Nike… thường đòi hỏi nhà máy không phát thải carbon trong khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn các doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) đều rất quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng xanh nhằm đáp ứng chính sác giảm phát thải khí nhà kính. Điều này sẽ trở thành yêu cầu cho các doanh nghiệp trong thời gian tới để sử dụng năng lượng thông min hơn và không còn bỏ lỡ cơ hội ký hợp đồng với các nhà đầu tư lớn vì yêu cầu môi trường.

Ngoài ra, các Khu công nghiệp, Khu kinh tế sẽ giảm phụ thuộc vào lưới điện của EVN, còn Việt Nam cũng sẽ bớt phụ thuộc vào nguồn điện từ nước ngoài khi nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng cao. Về lâu dài, việc các Khu công nghiệp, Khu kinh tế chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn sẽ góp phần giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch và giảm luôn cả lượng khí nhà kính phát thải ra ngoài môi trường. Đây là một việc rất quan trọng để giúp Việt Nam thực hiện đúng cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và thông minh. Chỉ có như vậy thì người dân mới hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng thông minh đối với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Chính phủ cần nới lỏng cơ chế, chính sách

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam cần nới lỏng cơ chế, chính sách hơn nữa để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển lưới điện thông minh tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế. Đó là nhận định của nhóm công tác điện và năng lượng của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.

Ông John Rockhold đánh giá, các doanh nghiệp chưa có nhiều động lực để tự phát triển nguồn điện vì giá điện tại Việt Nam còn khá rẻ. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến nhiều doanh nghiệp chọn mua điện từ EVN thay vì tự xây dựng nguồn điện cho riêng mình.

Mặt khác, Chính phủ cũng phải nới lỏng cơ chế và chính sách hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Hiện nay, tất cả đối tượng tham gia vào một hệ thống điện mặt trời mái nhà dưới 1MW đều được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, tức là có thể xây dựng mà không phải xin giấy phép. Nhưng ông John Rockhold lại đề nghị Bộ Công Thương và Chính phủ cân nhắc tăng công suất lên 3MW để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư hơn nữa.

Bên cạnh đó, các Khu công nghiệp, Khu kinh tế được phép bán điện từ các hệ thống điện mặt trời áp mái dưới 1MW nhưng hàng năm vẫn phải xin phép về giá bán lẻ điện dù tuân thủ biểu giá tiêu chuẩn của EVN. Ông John Rockhold cho rằng việc làm này không thực sự cần thiết và có thể nới lỏng để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hơn nữa vào hệ thống điện mặt trời áp mái.

Ngoài ra, ông John Rockhold cũng lưu ý vấn đề chặt cây xanh để xây dựng các Khu công nghiệp. Rừng ngập mặn vốn có có tác dụng chống bão, chống sạt lở rất tốt. Nhưng tình trạng chặt phá cây xanh ở rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long đang khiến nhiều khu công nghiệp tại đây bị sạt lở vì nền đất yếu.

Chính vì vậy, dù nhiệm vụ phát triển kinh tế rất quan trọng thì chúng ta cũng không được quên phát triển các thảm thực vật xanh đi kèm với sử dụng năng lượng tái tạo. Đó sẽ là chiến lược phát triển bền vững ở các Khu công nghiệp sinh thái nhằm giảm phát thải khí carbon vào môi trường.

Hữu Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • M-Tech Osaka 2024: Đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản tiến xa hơn

    (Xây dựng) - Đó là thông điệp của triển lãm M-Tech Osaka - một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản. Triển lãm còn giúp ngành cơ khí chế tạo tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

    07:57 | 05/11/2024
  • Công nghiệp hỗ trợ cần các giải pháp về nguyên liệu

    (Xây dựng) - Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất mong tìm được nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất. Thời gian tới, nếu Việt Nam khuyến khích phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ và tiếp tục ký thêm các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo sức hút lớn cho doanh nghiệp nước ngoài.

    07:56 | 05/11/2024
  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

    21:11 | 04/11/2024
  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

    21:09 | 04/11/2024
  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

    20:53 | 04/11/2024
  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

    20:50 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

    20:48 | 04/11/2024
  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

    20:17 | 04/11/2024
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load