Thứ ba 15/10/2024 20:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Cần sớm nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

14:30 | 15/10/2024

(Xây dựng) - Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh có chiều dài 101km, có lộ trình đầu tư sau năm 2030.

Cần sớm nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh
Tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư Dự án tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.

UBND tỉnh Nam Định vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính về việc đề xuất đầu tư Dự án tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Theo đó, UBND tỉnh Nam Định đề nghị 3 Bộ nói trên quan tâm, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo quy hoạch được duyệt.

Bà Hà Lan Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các khu vực có điều kiện khó khăn, các vùng kinh tế động lực và các cực tăng trưởng của tỉnh, kết nối vùng và liên vùng theo các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đa dạng hoá các loại hình vận tải, giảm tải áp lực cho các tuyến đường bộ, bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới đường bộ, việc quan tâm đầu tư mạng lưới đường sắt là rất cần thiết.

Tại Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, có đặt vấn đề nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Hiện nay Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Theo đề xuất, đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh Nam Định có chiều dài khoảng 30,5km, vị trí nhà ga đặt tại phường Hưng Lộc, thành phố Nam Định (xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc cũ) gần khu vực ga Đặng Xá đường sắt hiện tại. Đây là vị trí ga rất quan trọng giúp kết nối liên vùng, kết nối các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ.

Để phát huy hiệu quả tuyến đường sắt tốc độ cao thì việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đặc biệt là tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh là rất quan trọng và cần thiết.

“Bên cạnh đó, với khu vực ven biển hiện nay đang được các nhà đầu tư lớn đặc biệt quan tâm, các khu, cụm công nghiệp ven biển, Khu kinh tế Ninh Cơ đang từng bước hình thành, nhu cầu kết nối giao thông và vận tải hàng hoá, hành khách khu vực biển dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới, nên cần sơm nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh”, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định thông tin.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn đến năm 2030 có 17 tuyến đường sắt được đầu tư mới với tổng chiều dài 2.471km. Trong đó, tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37km) có chiều dài 101km, khổ đường 1.435mm, có lộ trình đầu tư sau năm 2030.

Văn Đạt

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm nhấn trong đầu tư xây dựng hạ tầng

    (Xây dựng) - Thời điểm này, Đảng bộ các xã, thị trấn trong huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang tích cực rà soát, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, dồn sức nhằm sớm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025, nhất là mục tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

  • Vĩnh Phúc: Tập trung, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2

    (Xây dựng) – Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2 qua tỉnh Vĩnh Phúc là dự án huyết mạch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và vùng Thủ đô nói chung. Vì vậy, các cấp chính quyền trong tỉnh đang tăng cường phối hợp với các cơ quan Trung ương, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ triển khai dự án và hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load