Chủ nhật 03/12/2023 14:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cân nhắc nhiều mặt trước khi điều chỉnh tăng giá điện thời gian tới

21:46 | 02/02/2023

(Xây dựng) – Tại buổi họp báo Chính phủ ngày 2/2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc điều chỉnh giá điện sẽ được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh sẽ được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cân nhắc nhiều mặt trước khi điều chỉnh tăng giá điện thời gian tới
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Chiều 2/2, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2023, trả lời câu hỏi khả năng điều chỉnh giá điện mức trên hay dưới 10%, dự kiến thời gian điều chỉnh sẽ tiến hành như thế nào? Và câu hỏi khoản lỗ EVN sẽ được xử lý như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Về việc điều chỉnh giá điện, cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hiện nay được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm thì giá điện được điều chỉnh giảm. Do giá điện có tác động lớn đến kinh tế vĩ mô và đời sống người dân nên tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg cũng đã quy định việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét có ý kiến về phương án điều chỉnh giá điện trước khi thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN xây dựng phương án giá bán điện bình quân năm 2023 theo đúng quy trình tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017. Cụ thể, EVN cần khẩn trương hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh điện năm 2022, thuê các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022 của EVN và các đơn vị thành viên để đoàn kiểm tra liên bộ (gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan) kiểm tra và công bố công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022. Trên cơ sở kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2023 đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 2976/QĐ-BCT ngày 30/12/2022, EVN ước kết quả sản xuất kinh doanh điện trong năm 2023 và tính toán giá bán điện bình quân.

Cân nhắc nhiều mặt trước khi điều chỉnh tăng giá điện thời gian tới
Quang cảnh buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN phối hợp với các cơ quan liên quan (Tổng cục Thống kê) để đánh giá kỹ các tác động đến tình hình kinh tế vĩ mô và các nhóm khách hàng sử dụng điện để đề xuất lộ trình điều chỉnh giá bán lẻ điện năm 2023 và mức độ điều chỉnh phù hợp, đảm bảo ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở báo cáo của EVN về đề xuất điều chỉnh phương án điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, rà soát đề xuất của EVN.

Việc điều chỉnh giá điện sẽ được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh sẽ được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về xử lý khoản lỗ của EVN, theo báo cáo của EVN, dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng. Để đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát đề xuất các giải pháp ngoài phương án điều chỉnh giá điện.

Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo của EVN để tạo điều kiện cho EVN tháo gỡ các khó khăn tài chính và đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới.

Hiện nay, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành rà soát, xử lý các giải pháp do EVN đề xuất để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đỗ Quang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Cưỡng chế trích tiền tài khoản doanh nghiệp nợ gần 2,4 tỷ đồng tiền thuế

    (Xây dựng) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thuế Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển xây dựng Việt Nam; mã số thuế 2500295570; địa chỉ nhận thông báo thuế số 49, đường Hùng Vương, phường Hội Hợp (Vĩnh Yên).

  • Bài 3: Quyết tâm bứt phá

    (Xây dựng) – Làm gì để khai thác hết tiềm năng, lợi thế vốn có để đưa Hải Dương phát triển bứt phá là trăn trở của lãnh đạo tỉnh Hải Dương. Để làm được điều này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, chủ động, quyết liệt không chỉ của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh mà còn của cả hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, những người thực thi công vụ của tỉnh Hải Dương.

  • Hợp đồng trọn gói giảm khối lượng công việc, xử lý thế nào?

    (Xây dựng) - Hợp đồng xây dựng ký theo hình thức trọn gói, trong đó có hạng mục không thực hiện được phải điều chỉnh giảm khối lượng theo kết luận của chủ đầu tư.

  • Bài 2: Tăng trưởng chưa tương xứng tiềm năng

    (Xây dựng) – Mặc dù có nhiều lợi thế so sánh nhưng tốc độ tăng trưởng, quy mô kinh tế của Hải Dương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Đặc biệt, môi trường đầu tư còn nhiều rào cản khiến Hải Dương gần đây đã không còn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

  • Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

  • Kinh tế Việt Nam 2023: Nhiều điểm sáng nổi bật

    Thể chế tiếp tục được hoàn thiện, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công tăng cao so với năm 2022, xuất khẩu phục hồi trở lại… là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load