Thứ hai 17/06/2024 21:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

17:27 | 26/05/2024

(Xây dựng) – Đó là kiến nghị của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận chiều 25/5 về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” (Nghị quyết 43).

Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Phiên thảo luận chiều 22/5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Quốc hội)

Khắc phục bất cập trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án

Thảo luận tại phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định, Nghị quyết số 43 là Nghị quyết đúng đắn, kịp thời được ban hành và tổ chức thực hiện trong bối cảnh đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 đang diễn ra và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đời sống người dân.

Qua 2 năm thực hiện, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43 cơ bản hoàn thành, đặc biệt tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02%, là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022; năm 2023 đạt 5,05% là mức khá cao trong điều kiện thế giới và trong nước đối mặt với nhiều khó khăn thách thức mới. Tuy nhiên, quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 43 còn nhiều hạn chế, vướng mắc.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, phải khắc phục có hiệu quả những bất cập trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án. Đây là nguyên nhân chính của việc giải ngân thấp. Ngoài công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập thì cần phải làm rõ các danh mục đầu tư chưa sát thực tế dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng tới công tác phân bổ vốn, tiến độ thi công và giải ngân của các dự án...

Những hạn chế trên cũng cần phải có những giải pháp căn cơ, cốt lõi hơn để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, quan điểm của Nghị quyết.

Đối với các dự án có vốn đầu tư lớn cần phải quy hoạch từ đầu nguồn vật liệu, tránh việc đến lúc triển khai dự án phải mua lại dẫn đến đội chi phí lên cao.

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, cần làm rõ hơn việc phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh có đủ năng lực làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn, tuyến cao tốc đi qua địa bàn có gì khó khăn trong khâu điều hành. Đây là chính sách mới, chưa có tiền lệ nên cũng cần có thời gian thực hiện rút kinh nghiệm để nhân rộng.

Ngoài ra, việc chậm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ, có địa phương thực hiện rất tốt, có địa phương thì ì ạch...

Đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá trách nhiệm của địa phương, ngành, đơn vị thi công để phân định, đôn đốc, nhắc nhở, phê bình nghiêm khắc.

Còn đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đưa ý kiến, về chính sách đầu tư phát triển, việc giải ngân vốn thuộc chương trình còn vướng mắc về vấn đề bất cập trong Luật Khoáng sản hiện hành như các quy định về bảo vệ khoáng sản, tận thu khoáng sản. Vướng mắc này còn làm cho nhiều dự án, dự án thành phần thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khác chưa thể triển khai thực hiện được, do đó ảnh hưởng đến việc tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư, ảnh hưởng chung đến việc phát triển kinh tế - xã hội.

Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Việc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. (Ảnh: CP)

Đại biểu Dương Văn Phước – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho hay, chính sách đầu tư công và đầu tư phát triển chỉ giải ngân được 65,3% kế hoạch, tiến độ giải ngân nhiều dự án không đạt yêu cầu. Ngoài những nguyên nhân khách quan còn có trách nhiệm của một số bộ, ngành Trung ương cũng như một số địa phương thiếu sự triển khai quyết liệt.

Đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Quốc hội cần xem xét ban hành các cơ chế chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội cũng như các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư, sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn cho thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đại biểu Âu Thị Mai – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được còn một số chính sách thực hiện không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra; chính sách hỗ trợ người dân, người lao động tại một số địa phương còn chậm, lúng túng; việc thẩm định và giải quyết chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng chậm so với yêu cầu đề ra…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đại biểu Âu Thị Mai thống nhất cao với các đề xuất của đoàn giám sát, đồng thời kiến nghị Quốc hội tiếp tục cho phép thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Đồng thời kiến nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành chức năng khẩn trương thực hiện các giải pháp tháo gỡ các rào cản về pháp lý, thủ tục hành chính chưa thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...

Bên cạnh đó, các địa phương cần chú ý hơn nữa trong đẩy nhanh thực hiện và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai.

Tương tự, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội đề xuất Chính phủ tiếp tục kéo dài thời hạn giải ngân đối với một số dự án thuộc Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đến hết năm 2025.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho biết, trong số 272 dự án thuộc Chương trình, có tới 107 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50%. Nếu không cho phép kéo dài sẽ dẫn đến dở dang, lãng phí, đây cũng là bài toán cần xem xét thận trọng.

Đối với một số dự án có hiệu quả giải ngân thấp và chưa thực hiện nghiêm các quy định liên quan có thể hủy dự toán, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Về các cơ chế đặc thù, tại Nghị quyết 43, trong một bối cảnh đặc biệt đã có những chính sách đặc biệt và qua giám sát cho thấy nhiều chính sách cũng phát huy tác dụng tốt có thể nhân rộng để áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, với cơ chế chỉ định thầu chỉ nên áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh để đảm bảo tính kịp thời. Còn trong bối cảnh bình thường cần áp dụng các quy định chung của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch, không cho phép lợi dụng pháp luật.

Trao đổi về các vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Nghị quyết số 43 được xây dựng trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều thách thức, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, đòi hỏi phải có giải pháp cấp bách để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân ổn định được đời sống, phục hồi dần kinh tế xã hội.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời gian xây dựng và thực hiện chương trình rất ngắn, chương trình có quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tổ chức, đối tượng. Tuy nhiên, kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, việc phối hợp thực hiện một số dự án còn chưa tốt, nảy sinh tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm ở một số cán bộ, đây là nguyên nhân khiến một số kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các Bộ ngành đã hết sức tích cực, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, thành lập nhiều tổ công tác, đoàn công tác để đốc thúc triển khai. Tất cả các thành viên Chính phủ đều đã xuống nhiều địa phương để giải quyết những ách tắc, vướng mắc của từng dự án đầu tư công thuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội, cải thiện quy trình, xây dựng, tổ chức thực hiện để các chính sách nhanh chóng được đưa vào cuộc sống.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng lên

    (Xây dựng) – Bắc Ninh đang ngày càng khẳng định là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2024 (tính đến đầu tháng 6), tỉnh đã thu hút thêm hơn 200 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới, tăng đột biến 88,8% so với cùng kỳ năm trước.

  • Tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật thuế giá trị gia tăng

    (Xây dựng) - Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, chiều 17/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi). Theo đó, các cơ quan cho rằng, cần thiết sửa đổi Luật này để giải quyết các bất cập trong thực tiễn...

  • Sửa chữa công trình Nhà nước dưới 500 triệu đồng cần lưu ý gì?

    (Xây dựng) - Việc sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn Nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định về kế hoạch sửa chữa theo điểm a khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ.

  • Vĩnh Phúc: Phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch

    (Xây dựng) - Mặc dù đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 16 cụm công nghiệp đã được thành lập và giao chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng. Tuy nhiên, việc phát triển cụm công nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

  • Bắc Giang: Xem xét ngừng hoạt động Dự án Nhà máy cơ sở sản xuất cơ khí Phương Đông

    (Xây dựng) – Cố tình vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật về môi trường, đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy… Dự án Nhà máy cơ sở sản xuất cơ khí Phương Đông của Công ty CP Xuất nhập khẩu nhôm Phương Đông bị UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) đề nghị ngừng hoạt động.

  • Nam Định: Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án trên 100 triệu USD

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghệ cao cho Công ty Cổ phần Giấy GĐT với tổng vốn đầu tư 2.560 tỷ đồng (trên 100 triệu USD).

Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Ưu tiên thu hút các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường đầu tư vào khu kinh tế

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu thu hút các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường đầu tư vào khu kinh tế có chất lượng, doanh nghiệp có thực lực, phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập tổ công tác, tổ giúp việc nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện hồ sơ, thủ tục để triển khai dự án.

    15:03 | 17/06/2024
  • Để xanh hóa chuỗi cung ứng nên bắt đầu từ đâu?

    (Xây dựng) – “Các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi cung ứng cần tiên phong thúc đẩy chuyển đổi xanh trong lĩnh vực sản xuất”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT.

    12:41 | 17/06/2024
  • Sửa Luật Thuế 71: Vì một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững

    (Xây dựng) - Những bất cập của Luật Thuế 71/2014/QH13 (Luật Thuế 71) là rõ ràng, kéo dài nhiều năm gây rất nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp nước nhà. Đã đến lúc, sắc thuế này cần phải được thay đổi.

    11:18 | 17/06/2024
  • Lạng Sơn: Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) – Mới đây, HĐND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND về việc quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2024-2030, có hiệu lực từ ngày 10/6/2024.

    10:47 | 17/06/2024
  • Sơn La: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn La, đến ngày 6/6, tiến độ giải ngân thanh toán các nguồn vốn đầu tư công toàn tỉnh đạt 1.026,720 tỷ đồng, bằng 28,78% kế hoạch đã phân bổ chi tiết, bằng 27% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

    10:43 | 17/06/2024
  • Đồng Nai: Tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến cuối tháng 5/2024, nguồn vốn đã giải ngân tại các công trình, dự án trọng điểm là gần 1.200 tỷ đồng trên tổng vốn gần 6.200 tỷ đồng bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh năm 2024, đạt hơn 19% kế hoạch.

    15:09 | 16/06/2024
  • Vượt qua thử thách, kinh tế Bắc Ninh phục hồi mạnh mẽ

    (Xây dựng) - Nền kinh tế Bắc Ninh đang thể hiện khả năng phục hồi ấn tượng sau nhiều thách thức. Theo báo cáo kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

    10:03 | 16/06/2024
  • Cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

    Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 7/6/2022, đã đưa ra lộ trình, định hướng phát triển với các mục tiêu cụ thể về tái chế rác thải, chất thải nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, mang lại các lợi ích kinh tế.

    07:39 | 16/06/2024
  • Bình Dương sắp tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp nước ngoài

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp nước ngoài trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9/2024. Đây là hoạt động thường niên trong những năm gần đây nhằm đẩy mạnh hợp tác, thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh Bình Dương.

    21:57 | 15/06/2024
  • Thành lập Sở Giao dịch hàng hóa cần những điều kiện gì?

    (Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 51/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đề xuất quy định về thành lập Sở giao dịch hàng hóa.

    17:00 | 15/06/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load