Thứ hai 01/07/2024 22:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Căn cứ thay thế nhà thầu thi công

20:41 | 04/06/2024

(Xây dựng) - Gia đình ông Ngô Tuấn Anh (Hà Nội) đang thi công phá dỡ nhà cũ để xây dựng lại theo giấy phép được UBND quận cấp. Ông đã ký hợp đồng với 1 đơn vị phá dỡ có pháp nhân hợp pháp, đã lập biện pháp thi công (bản vẽ và thuyết minh) và đã được UBND phường phê duyệt lệnh khởi công theo đúng quy định.

Căn cứ thay thế nhà thầu thi công
Ảnh minh họa.

Trong hợp đồng ký với đơn vị thi công phá dỡ đã chỉ rõ, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về an toàn cho các hộ liền kề và khu vực lân cận, bảo đảm thi công đúng biện pháp và quy định của pháp luật, nếu không đáp ứng và để xảy ra vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong điều khoản về chấm dứt hợp đồng cũng chỉ rõ, nếu bên thi công mà không đáp ứng được thì bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng.

Hiện nay, đơn vị thi công đã làm không đúng quy định nên đã bị phường, quận ra quyết định xử phạt, nhưng đã không phối hợp, không nộp phạt, bỏ dở thi công. Ông Tuấn Anh đã gửi văn bản đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công phá dỡ.

Ông Tuấn Anh hỏi, ông có được phép thuê một đơn vị khác để lập biện pháp gửi các cơ quan chức năng đề nghị phê duyệt để tiếp tục thi công hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng đã được quy định tại Điều 112, 113 Luật Xây dựng:

"Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;

c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;

d) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;

đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;

b) Phối hợp, tham gia với UBND các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;

c) Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

d) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

g) Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;

h) Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;

i) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

k) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng

1. Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau:

a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;

b) Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;

c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;

d) Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;

e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a) Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;

b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;

c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;

d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;

đ) Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;

e) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

g) Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;

h) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;

i) Bảo hành công trình;

k) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

l) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan".

Đề nghị ông căn cứ quy định pháp luật và nội dung hợp đồng đã ký kết để thực hiện cho phù hợp.

Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Điều kiện dùng chứng chỉ hành nghề thay chứng chỉ chức danh nghề

    (Xây dựng) - Ông Vũ Đình Sơn (Lai Châu) có câu hỏi liên quan đến điều kiện dùng chứng chỉ hành nghề thay chứng chỉ chức danh nghề, nhờ cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giải đáp.

  • Cách tính chi phí chung công trình đường dây và trạm biến áp

    (Xây dựng) - Ông Phạm Trung Thành (Đà Nẵng) hỏi, chi phí chung trong tổng mức đầu tư của các công trình đường dây và trạm biến áp (cấp điện áp 35kV trở xuống) có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng lập theo hướng dẫn tại Bảng 3.1 hay Bảng 3.2 Phụ lục III Thông tư số 11/2021/TT-BXD?

  • Quy định về dùng chứng chỉ hành nghề thay chứng chỉ chức danh nghề

    (Xây dựng) - Ông Trần Hải Tuấn (Long An) hỏi, viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp kỹ sư (V.05.02.07), có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì chứng chỉ hành nghề này có thay thế được chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ để chuyển xếp vào chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III (V.12.23.03) hay không?

  • Điều chỉnh giá thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước áp dụng theo quy định nào?

    (Xây dựng) - Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 có quy định giá thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại thì áp dụng giá thuê theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

  • Tính tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) – Trong trường hợp Nhà nước có điều chỉnh tiền lương cơ bản thì UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm điều chỉnh tăng giá thuê nhà ở tương ứng với tỉ lệ tăng của tiền lương.

  • Điều kiện tổ chức hội nghị nhà chung cư thường niên

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Đình Chiến (Hà Nội) hỏi, trường hợp thiếu các điều kiện về nội dung quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1, Khoản 4 Điều 15 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD thì có được tổ chức hội nghị nhà chung cư thường niên hay không?

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load